Những phương pháp tiếp cận và xử trí biến chứng sau điều trị viêm tủy
Theo BS.CK1 Đào Duy Khoa - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, việc chẩn đoán nguyên nhân viêm tủy là vấn đề quan trọng, giúp quyết định hướng điều trị. Giải quyết hậu quả và biến chứng của viêm tủy là cách để bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, đây cũng là vấn đề bác bác sĩ phải đối mặt trong việc điều trị cho bệnh nhân.
Trong phiên “Can thiệp mạch máu não - Bệnh thần kinh” tại Hội nghị Khoa học Thần kinh quốc tế Việt Mỹ 2024, BS.CK1 Đào Duy Khoa - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM mang đến bài báo cáo “Cập nhật các tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị viêm tủy cấp”. Theo bác sĩ, viêm tủy cấp là bệnh lý do viêm, nguyên nhân đa dạng từ nhiễm trùng, nhiễm độc đến nguyên nhân qua trung gian miễn dịch.
Về dấu hiệu cảnh báo của viêm tủy cấp, bác sĩ Đào Duy Khoa nhấn mạnh, khi gặp các trường hợp sau cần cảnh giác đó không phải viêm tủy cắt ngang vô căn. Ví dụ như trường hợp bệnh nhân khởi phát cấp tính dưới 4 giờ, vấn đề đầu tiên bác sĩ cần nghĩ đến là nhồi máu tủy. Trường hợp diễn tiến chậm kéo dài, có thể do thoái hóa, ung thư, chèn ép; hoặc bệnh nhân có bệnh nền như xạ trị, phẫu thuật giảm béo, bệnh lý mạch máu… khi có các trường hợp này cần chú ý có thể không phải viêm tủy vô căn.
Trong vấn đề tiếp cận để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ cho rằng, do từ “viêm tủy” đang định nghĩa chung, các thuật ngữ về viêm tủy đều liên quan đến hiện tượng học, do đó khi chẩn đoán ban đầu các bác sĩ sẽ tập trung vào vấn đề này.
Đầu tiên, việc tiếp cận quan trọng nhất là hình ảnh học, sau khi một bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm tủy do có các dáu hiệu lâm sàng sẽ được tiến hành chụp cộng hưởng từ, kiểm tra mức độ tổn thương, từ đó phân loại thành 2 nhóm.
Một là viêm tủy cắt ngang, trong đó phân thành viêm tủy cắt ngang hoàn toàn và viêm tủy cắt ngang không hoàn toàn. Hai là viêm tủy kéo dài theo chiều dọc. Hai nhóm này sẽ đi theo hai hướng và có nguyên nhân khác nhau.
Trong đó, viêm tủy kéo dài theo chiều dọc là tình trạng viêm tủy kéo dài trên hai đốt sống, nếu tình trạng viêm tủy kéo dài theo chiều dọc cùng hợp nhất gọi là viêm tủy hệ thần kinh. Còn viêm tủy cắt ngang hoàn toàn thường hợp nhất trong viêm tủy hậu nhiễm hoặc viêm tủy vô căn do hậu nhiễm. Đối với viêm tủy cắt ngang một phần không kéo dài theo chiều dọc có khả năng tái phát rất cao.
Sau khi tiếp cận phân loại theo các hướng trên, tiếp tục tiến hành khảo sát nguyên nhân dựa theo bảng chẩn đoán thông điệp. Trong đó, những xét nghiệm cần thực hiện để loại trừ nguyên nhân liên quan như tấm cận ung thư, nhiễm, tạp chất chuyển mạc…
Những loại thuốc có thể dẫn đến tổn thương tủy cần chú ý như heroin (các chất gây nghiện) hoặc những bệnh nhân gây tê ngoài màng cứng hay thuốc gây tê, gây mê toàn thân…
Sau khi xác định nguyên nhân bị viêm tủy kéo dài theo chiều dọc/ viêm tủy cắt ngang một phần/ viêm tủy cắt ngang toàn bộ, loại trừ các được các nguyên nhân thứ phát khác, khi đó bệnh nhân được xác định là viêm tủy cắt ngang hậu nhiễm.
Tiêu chuẩn chẩn đoán có thể áp dụng là bệnh nhân có một vấn đề suy giảm chức năng thần kinh do tủy sống; dấu hiệu hoặc triệu chứng hai bên (có thể không đối xứng); mức độ cảm giác được xác định rõ ràng; loại trừ nguyên nhân chèn ép ngoài trục bằng hình ảnh thần kinh; bằng chứng về tình trạng viêm ở tủy sống (tế bào dịch não tủy hoặc chỉ số IgG hoặc tăng cường gadolinium trên MRI) được thấy khi khởi phát hoặc trong vòng 7 ngày); tình trạng xấu dần đến mức thấp nhất trong khoảng từ 4-21 ngày sau khi khởi phát.
Bác sĩ Duy Khoa chia sẻ, khi bệnh nhân có các tiêu chí trên sẽ được chẩn đoán bệnh tự miễn, liệu pháp miễn dịch nên được áp dụng để ngăn chặn quá trình viêm và do đó cho phép quá trình phục hồi bắt đầu. Corticosteroid tiêm tĩnh mạch liều cao nên được bắt đầu càng sớm càng tốt ở tất cả các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn. Đối với bệnh nhân đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với corticosteroid, nên thực hiện phương pháp lọc huyết tương với lý do loại bỏ các yếu tố dịch thể kích thích tự miễn.
Di chứng sau viêm tủy được bác sĩ Duy Khoa đánh giá là dai dẳng và dây dưa, khó kiểm soát trong điều trị và hiện tại vẫn chưa có phương tiện để điều trị gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Có rất nhiều di chứng sau viêm tủy, một số di chứng thường gặp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân và kháng trị như co cứng cơ sau tổn thương tủy, bí tiêu, bí tiểu, loét tì đè, rối loạn thần kinh thực vật, tụt huyết áp tư thế…
Việc điều trị biến chứng co cứng cơ có thể thực hiện điều trị không dùng thuốc như tập vật lý trị liệu, bài tập kéo giãn cơ, chỉnh hình và trị liệu dưới nước, những phương pháp này chỉ hữu ích cho bệnh nhân mức độ nhẹ. Bên cạnh đó có thể điều trị bằng thuốc (thuốc chống co giật, thuốc an thần…); dùng chất độc thần kinh botolinum, phương pháp này đặc biệt hữu ích cho bệnh nhân không thể đi lại được và bị co thắt cơ khép nghiêm trọng, khó khăn trong việc vệ sinh tầng sinh môn; hoặc dùng thuốc baclofen nội sọ nhưng bệnh nhân phải được đánh giá cẩn thận trước khi sử dụng vì những rủi ro nghiêm trọng liên quan đến việc cai baclofen.
Đối với biến chứng rối loạn chức năng đường tiểu, đây là vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vì có thể phải đặt ống tiểu kéo dài hoặc mở ống bàng quang qua da. Hiện tại chưa có nhiều loại thuốc để điều trị hiệu quả, một số thuốc được dùng nhưng trên lâm sàng cho thấy vẫn chưa đáp ứng nhiều. Một số phương pháp phẫu thuật có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Để tiếp cận điều trị biến chứng rối loạn chức năng đường tiểu, việc đầu tiên cần tạo áp lực vào bàng quang để phân loại đây là bàng quang tăng hoạt, bàng quang tăng trương lực hay mất trương lực, mỗi loại sẽ có một hướng điều trị khác nhau.
Nếu bệnh nhân bị bàng quang tăng trương lực, có thể phẫu thuật mở rộng bàng quang. Trường hợp bàng quang mất trương lực, có thể hướng dẫn cho bệnh nhân cách xông tiểu ngắt quãng tại nhà.
Ngoài ra còn có một số bất thường khác của đường tiểu như tiểu đêm, đây là vấn đề thường gặp dẫn đến bệnh nhân phải nhập viện nhiều lần, tuy nhiên không dây dưa và khó chịu như triệu chứng bí tiểu phải đặt xông tiểu.
Biến chứng rối loạn đường ruột, triệu chứng thường gặp là táo bón, vấn đề này khá đơn giản, thông thường bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc uống hoặc thuốc bơm để xử trí. Một số trường hợp kháng trị quá mức có thể áp dụng phẫu thuật hoặc các phương pháp phẫu thuật đặc biệt.
Biến chứng tiêu không tự chủ, vấn đề này ít gặp và có thể áp dụng phương pháp điều chỉnh chế độ ăn, đặt miếng nút hậu môn để tránh vấn đề này.
Biến chứng rối loạn thần kinh thực vật, trong đó vấn đề huyết áp tư thế là tình trạng khó điều trị, đáp ứng kém và hậu quả là bệnh nhân chỉ có thể nằm tại giường do không ngồi dậy được, nếu ngồi dậy sẽ bị choáng và phải nằm xuống ngay. Nếu tình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng vớ và điều chỉnh chế độ ăn, các bài tập và dùng thuốc tăng lượng muối để tăng huyết áp cho bệnh nhân.
Biến chứng phản xạ giao cảm sẽ gây ra các cơn tăng huyết áp đột ngột, việc điều trị có thể ưu tiên sử dụng thuốc hạ áp, có tác dụng nhanh và ngắn.
Tóm lại, bác sĩ cho rằng việc chẩn đoán nguyên nhân viêm tủy là vấn đề quan trọng vì viêm tủy chỉ là từ chung không ám chỉ nguyên nhân, do đó không thể định hướng điều trị. Một vấn đề viêm tủy hậu nhiễm vô căn, việc điều trị sễ đơn giảm và nhẹ nhàng hơn, còn với viêm tủy liên quan đến bệnh nền tự miễn, việc tái phát sau điều trị rất phức tạp.
Bên cạnh đó, giải quyết hậu quả và biến chứng của viêm tủy là cách để bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống, đây cũng là vấn đề bác bác sĩ phải đối mặt trong việc điều trị bệnh nhân viêm tủy. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có nhiều phương tiện điều trị hiệu quả giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống.
>> Gần 1.000 bác sĩ tham dự Hội nghị Khoa học Thần kinh quốc tế Việt Mỹ 2024 tại Vĩnh Long
>> Chuyển dạng chảy máu não: biến chứng cần cân nhắc khi điều trị tái thông đột quỵ nhồi máu não
Hội nghị Khoa học Thần kinh quốc tế Việt Mỹ 2024 - “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Đột quỵ - Đau - Các bệnh Thần kinh và các bệnh liên quan đến Thần kinh” do Sở Y tế Vĩnh Long phối hợp với Hội Thần kinh học Tiền Giang tổ chức. Hội nghị diễn ra trong hai ngày 13 và 14/7/2024, tại TP Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), với 1 phiên toàn thể, 14 phiên khoa học, tổng 69 bài báo cáo (14 bài báo cáo nước ngoài), cùng 1 workshop tổ chức tại 3 hội trường. Sau hội nghị, chiều chủ nhật ngày 14/7, các chuyên gia sẽ ghé thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh long để khám, chẩn đoán và điều trị cho một số bệnh nhân bị đột quỵ, đau và các bệnh thần kinh khác. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình