Hotline 24/7
08983-08983

Những lưu ý khi bước vào tuổi trung niên

Khi bạn bước vào độ tuổi trung niên bạn bắt đầu phải chú ý đến những vấn đề sức khỏe mà trước đây có thể bạn thường không lưu tâm tới.



Cuộc đời là một cuộc hành trình dài với nhiều giai đoạn và bước chuyển biến khác nhau. Và tuổi trung niên là một trong những bước chuyển đổi quan trọng với rất nhiều điều có thể thay đổi như mối quan hệ với con cái, bạn đời, sự nghiệp và thậm chí là cả cơ thể bạn. Có những điều bạn có thể kiểm soát được những cũng có những thứ bạn không thể kiểm soát. Tuy nhiên một trong những điều bạn có thể kiểm soát được đó là sức khỏe của bạn trong giai đoạn này của cuộc đời.

 

Xương

 

Đây là thời gian mà bạn nên chú trọng hơn đến vấn đề này, sau thời kì mãn kinh, cơ thể sẽ có ít estrogen hơn để giúp duy trì xương khiến bạn có nguy cơ loãng xương.

 

Điều bạn cần làm là tư vấn chuyên gia sức khỏe về nguy cơ loãng xương.

 

Mặc dù các xét nghiệm sàng lọc mật độ xương thường được khuyến nghị sau độ tuổi 65, tuy nhiên một số vấn đề về sức khỏe có thể khiến bạn phải kiểm tra xương sớm hơn.

 

Và dù thế nào, bạn vẫn có thể duy trì và củng cố xương theo hai phương pháp sau đây: Đảm bảo lượng can-xi nạp vào cơ thể tối thiểu là 1.200mg/ngày nhưng hầu hết phụ nữ thường chỉ tiêu thụ khoảng 600mg từ chế độ ăn. Vì vậy việc bổ sung thêm những chế phẩm như là can-xi citrate và can-xi cacbonat có thể cần thiết. Bạn cũng nên chú trọng đến việc tập thể dục hàng ngày để duy trì cân nặng hợp lí như đi bộ hay làm vườn.  

 

Tim mạch

 

Mối lo ngại lớn nhất sau thời kì mãn kinh không phải ung thư vú mà là bệnh tim. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở phụ nữ trên 45 tuổi. Tuy nhiên phần lớn phụ nữ lại không nhận ra điều đó. Đây là thời điểm mà bạn nên chú ý đến hàm lượng cholesterol trong máu, cân nặng, hoạt động thể chất và chế độ ăn.

 

Cho đến trước độ tuổi này, cơ thể vẫn duy trì mức độ estrogen cao để bảo vệ tim của bạn, đây là một trong những lí do tại sao mà phụ nữ thường mắc các bệnh về tim muộn hơn đàn ông khoảng 10 năm. Tuy nhiên, khi hàm lượng estrogen giảm, nó sẽ không có tác dụng bảo vệ tim nữa. Nếu bạn ăn những thức ăn có lợi cho tim bao gồm chất béo có lợi, nhiều hoa quả, rau và chất xơ, protein ít béo bao gồm trong cá và đậu nành kết hợp với tập thể dục ít nhất khoảng 30 phút  mỗi ngày thì bạn đang cung cấp cho cơ thể những dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ tim thay thế cho estrogen.

 

Còn nữa, hãy bỏ thuốc lá. Nếu bạn hút thuốc thì nguy cơ bạn sẽ bị nhồi máu cơ tim cao hơn khoảng 2 đến 6 lần so với phụ nữ không hút thuốc lá và nguy cơ này tăng theo số lượng thuốc mà bạn hút hàng ngày. Bạn cũng sẽ có nguy cơ bị các bệnh về tim nếu như bạn bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc lượng cholesterol cao, béo phì hay ít vận động thể chất.

 

Đường huyết

 

Bạn không thể cảm nhận được khi hàm lượng đường trong máu tăng lên và bạn đang đứng trước nguy cơ mắc rất nhiều bệnh từ tim, thận, sa sút trí tuệ, tổn hại thần kinh và tử vong sớm.

 

Giải pháp cho vấn đề này? Hãy xem lại thực đơn hàng ngày của bạn, thường xuyên vận động và cố gắng duy trì mức cân nặng hợp lí. Và bắt đầu từ 45 tuổi trở đi, hãy kiểm tra hàm lượng đường huyết ít nhất là 3 năm/lần hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào lời khuyên của bác sĩ. Bạn cũng nên đo vòng eo của mình vài tháng/lần. Tỉ lệ eo-hông cao làm tăng nguy cơ kháng insulin và mắc bệnh tiểu đường.

 

Các vấn đề cần chú ý thêm:

 

Chụp nhũ ảnh hàng năm bắt đầu từ độ tuổi 40 tuổi

Làm xét nghiệm Pap để kiểm tra ung thư cổ tử cung hàng năm hoặc 3 năm/lần phụ thuộc vào nguy cơ và kết quả kiểm tra trước

Kiểm tra huyết áp ít nhất 1 năm/lần

Kiểm tra mức độ cholesterol ít nhất 5 năm/lần (nên kiểm tra thường xuyên hơn nếu bạn có dấu hiệu về mắc bệnh tim)

Sàng lọc ung thư đại trực tràng khi bạn bước sang tuổi 50

Thường xuyên kiểm tra nha khoa và vệ sinh răng khoảng 6 tháng/lần

Kiểm tra toàn diện mắt ít nhất 2 - 4 năm/lần, có thể thường xuyên hơn phụ thuộc vào tiền sử bệnh của bản thân hoặc gia đình

Kiểm tra da hàng năm để biết bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư da không

Đừng bỏ qua những lời khuyên trên và hãy tận hưởng 30, 40, 50 năm nữa của cuộc đời.

 

Theo Anh Khôi - Dân trí/Health

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X