Hotline 24/7
08983-08983

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu quay về Việt Nam điều trị

Nhờ phương pháp điều trị khoa học, nhiều ca bệnh hiểm nghèo thoát khỏi cửa tử mà chi phí chỉ bằng 1/5, 1/6 so với ra nước ngoài chữa bệnh.

Kỹ thuật, chuyên môn đã vững...
 
Năm 2010, khi các bác sĩ nhi khoa trên thế giới đang tranh luận về kỹ thuật mổ nội soi lồng ngực ở trẻ sơ sinh, thì tại viện Nhi Trung ương GS. Nguyễn Thanh Liêm cùng ê kíp đã mổ hàng trăm ca nội soi lồng ngực ở trẻ sơ sinh bị thoát vị cơ hoành.
 

GS. Nguyễn Thanh Liêm mổ trình diễn nội soi tại Hội nghị Nhi khoa Châu Á lần thứ 17 tại Đài Loan (ảnh: Intrernet)

 
Không chỉ thành công trong lĩnh vực Nhi khoa, ngành y tế Việt Nam đã có những bước tiến dài trong điều trị và chẩn đoán bệnh. Trong đó, phải kể đến những thành công vượt trội trong điều trị ung thư (kỹ thuật ghép tế bào gốc của viện Huyết học & Truyền máu TƯ), ghép tạng (BV Quân đội 103, BV Việt Đức), tim mạch (viện Tim mạch - BV Bạch Mai), điều trị vô sinh (kỹ thuật nuôi cấy tinh tử do các bác sĩ Học viện Quân y thực hiện),…
 
... dịch vụ ngày càng mạnh lên
 
Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính do dịch vụ y tế trong nước không đáp ứng nhu cầu người bệnh, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. ThS. Bạch Quốc Khánh, PGĐ viện Huyết học & Truyền máu TƯ cho rằng: “Phần lớn số bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh là do muốn được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất mà các bệnh viện trong nước chưa đáp ứng được”.
 
BS. Khánh cũng cho hay, trước kia viện Huyết học ở cơ sở cũ, chật hẹp, chưa đầy đủ thiết bị… thì số bệnh nhân điều trị nội trú ở viện chỉ trên dưới 300 ca nhưng từ khi viện chuyển về cơ sở mới, bệnh nhân đã tăng thêm 35-40%.

Có nhiều ca đã ra nước ngoài rồi lại quay về viện điều trị. Điều đáng nói, chi phí cho những ca ghép tế bào gốc điều trị ung thư trong nước không quá 20.000 USD thì ở Mỹ là 100.000USD, Úc là 200.000 USD.
 
Để thu hút bệnh nhân ở lại trong nước, cần giải quyết vấn đề quá tải ở các bệnh viện công, xóa tình trạng nằm ghép 3, 4 (ảnh: T.H)

Về phía người bệnh, việc tìm ra nước ngoài phần vì dịch vụ y tế trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, phần vì chưa hoàn toàn yên tâm về chuyên môn của các bác sĩ.

Bác Trần Thị Kh (65 tuổi, Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội), bệnh nhân bị u hạch đã điều trị ở Ba Lan được 5 năm, mới quay về Việt Nam, vào viện Huyết học điều trị từ tháng 1cho biết:

“Tôi bị bệnh từ năm 2003, khi ấy chuyên môn của các bác sĩ nước ta chưa giỏi như bây giờ. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình trạng quá tải diễn ra khắp nơi. Bây giờ về lại viện Huyết học, tôi rất yên tâm cả về trình độ lẫn dịch vụ”.
 
Bác Kh. đã quay về nước điều trị sau thời gian ra nước ngoài (ảnh: T.H)

Đưa con trai đi nước ngoài chữa bệnh, gia đình chị Phạm Thị Y. (Cầu Giấy, HN) đã phải bán đi ngôi nhà của mình. 2 tháng điều trị tại Singapore, chị đã phải chi đến gần 100.000 USD, không chịu đựng nổi chị Y. đành đưa con về nước điều trị:

“Con tôi bị rối loạn tủy, bệnh của cháu phải điều trị lâu dài, mà ở Sing thì quá tốn kém, gấp cả chục lần chi phí điều trị trong nước. Viện Huyết học - Truyền máu TƯ là lựa chọn đúng đắn của tôi. Các bác sĩ ở đây rất nhiệt tình, cơ sở vật chất tuy chưa bằng nước ngoài nhưng cũng rất tốt, không bị quá tải, nằm ghép, chi phí hợp lý,…”.

Rõ ràng lời giải cho bài toán làm thế nào để bệnh nhân ở lại trong nước chữa bệnh không quá khó.

AloBacsi.vn
Theo Dân trí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X