Hotline 24/7
08983-08983

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em - bệnh lý không thể coi thường

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (Hp) ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với nhiễm khuẩn Hp ở người lớn dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau.

Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm


Vi trùng Helicobacter pylori (Hp) là nguyên nhân chính gây Loét dạ dày tá tràng, Viêm dạ dày tá tràng mạn tính, Ung thư dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với nhiễm khuẩn Hp ở người lớn dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị cũng không hoàn toàn giống nhau.


Điều đáng nói là nhiều bậc phụ huynh không nắm rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh lý do vi khuẩn Hp gây ra trên trẻ nhỏ nên chưa chú trọng việc điều trị triệt để bệnh ở trẻ mà chỉ tập trung làm giảm triệu chứng đau dạ dày, đó là một sai lầm.

Nội dung bài viết sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh da vi khuẩn Hp gây ra và những lưu ý cần thiết để phát hiện bệnh và phối hợp điều trị cùng bác sỹ để đạt kết quả tốt nhất.

Trẻ em có dễ nhiễm Hp không?

Ở các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ này từ 20-50% và đang giảm dần. Trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ mang mầm bệnh HP khá cao, có thể lên đến 80% ở một số nơi. Các gia đình có thu nhập thấp, gia đình đông nhân khẩu, sử dụng nguồn nước không sạch là những yếu tố nguy cơ dễ bị nhiễm HP hơn những gia đình khác.

Trong một nghiên cứu trên 824 trẻ nhập bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong năm 2001-2002 vì những lý do không phải bệnh lý tiêu hóa, tỷ lệ thử máu dương tính với Hp là 34%. Trẻ trong độ tuổi từ 3 tuổi trở lên, hoặc gia đình có số con đông thì dễ mắc Hp hơn. Nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng những trẻ được bú mẹ trên 6 tháng thì ít bị nhiễm Hp hơn (nguy cơ giảm chỉ còn một nửa so với trẻ khác).

Trẻ dưới 1 tuổi thường chưa bị nhiễm Hpnhờ kháng thể trong sữa mẹ. Lứa tuổi khởi đầu có thể nhiễm Hp là từ 2-4 tuổi. Nếu không được điều trị thì Hp “sống chung” với chúng ta đến suốt đời, tuy nhiên, cũng có một số ít các trường hợp tự khỏi.

Vì sao bé bị nhiễm Hp?

Có nhiều con đường lây nhiễm Hp nhưng lây nhiễm từ người sang người là phổ biến hơn cả. Một số nghiên cứu cho thấy nếu cha mẹ hay người chăm sóc bị nhiễm Hp thì có thể lây qua cho trẻ. Việc lây nhiễm qua các dịch tiết ở miệng bởi những hành động như nhai mớm cho con, nếm trước thức ăn hay dùng chung đũa muỗng.

Nhiễm Hp ở trẻ em và người lớn có điểm khác biệt nào?

Nhìn chung tỷ lệ nhiễm Hpở trẻ em trong cộng đồng thấp hơn người lớn. Càng lớn tuổi thì khả năng mắc Hp càng cao. Một khác biệt nữa là nhiễm Hp ở trẻ em hầu như không dẫn đến các biến chứng ác tínhnhư Ung thư dạ dày. Trẻ em sẽ có các vấn đề khác người lớn về ăn uống, sinh hoạt, uống thuốc nên việc điều trị và tuân thủ uống thuốc đúng chỉ định cũng có những khó khăn riêng. Cuối cùng, do thường xuyên mắc nhiễm trùng hô hấp trên và phải dùng kháng sinh nên gần đây tỷ lệ Hp đề kháng với kháng sinh ở trẻ em có xu hướng cao hơn người lớn.

Hp gây ra bệnh gì cho bé và làm sao phát hiện?

Khi bị nhiễm, hầu hết các trường hợp Hp gây viêm mạn tính trong dạ dày. Phần lớn cũng sẽ không biểu hiện gì đặc biệt và cứ như vậy. Như phần trên đã đề cập, hầu như chưa trường hợp nào gây ung thư dạ dày ở trẻ em do Hp, nếu có thì chỉ xảy ra khi trẻ đã lớn. Một số trường hợp (5-15%) sẽ gây loét dạ dày - tá tràng. Một số rất ít khác, Hp có thể gây ra một dạng u mô lympho trên lớp niêm mạc dạ dày (u MALT).

Triệu chứng biểu hiện của các bệnh trên có những đặc trưng riêng, nhưng thường là đau bụng: đau quanh rốn hay ở vùng thượng vị (là vùng ở giữa, nơi tiếp giáp giữa bụng và ngực, còn được gọi là “chấn thủy”), ít khi có ợ chua, đau có thể liên quan đến bữa ăn hay không. Một số trẻ bị loét dạ dày - tá tràng có thể vào viện vì nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen hôi. Đôi khi trẻ không biểu hiện gì nhiều ngoài việc ngày càng xanh xao mà không giải thích được. Những trường hợp nghi ngờ, các bác sĩ sẽ phải hỏi kỹ bệnh sử, khám lâm sàng và nếu cần sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán cần thiết và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nếu có những triệu chứng nghi ngờ, hoặc gia đình có người lớn bị viêm loét dạ dày - tá tràng do Hp, hoặc có người bị Ung thư dạ dày thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên ngành để được khám và tư vấn phù hợp với từng đối tượng.

Những xét nghiệm tìm Hp ở trẻ em

Nội soi dạ dày là biện pháp phổ biến, không chỉ để tìm Hp mà quan trọng hơn là đánh giá tình trạng tổn thương dạ dày, tá tràng, thực quản… Khi nội soi, bác sĩ sẽ bấm lấy một số mẫu thịt nhỏ (sinh thiết) để xem trên kính hiển vi xác định tổn thương, đồng thời tìm Hp bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các cha mẹ thường lo lắng về việc gây mê, nội soi có quá nặng nề với bé hay không. Thực ra việc chuẩn bị nội soi diễn ra rất cẩn trọng, khám tiền mê và xét nghiệm để đánh giá bé có sẵn sàng và an toàn cho thủ thuật hay không. Gây mê nhẹ nhàng với các bé nhỏ để khi soi xong là bé cũng vừa tỉnh. Với các trẻ lớn hợp tác tốt thì chỉ cần xịt tê tại chỗ là soi được.

Hai loại xét nghiệm khác thường dùng để theo dõi sau điều trị xem Hp đã được diệt sạch hay chưa là test hơi thở và tìm kháng nguyên Hp trong phân. Loại đầu thì dùng cho trẻ lớn trên 7 tuổi, có thể hợp tác tốt, còn loại sau (thử phân) thì dùng cho trẻ nhỏ.

Test huyết thanh thì hầu như không được khuyên dùng vì độ tin cậy thấp.

Nếu đã tiệt trừ sạch Hp, bé có bị nhiễm lại sau này không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy sau đã tiệt trừ sạch sẽ vi khuẩn Hp, trẻ có thể nhiễm lại sau này trong quá trình sinh sống. Trong một nghiên cứu tại Hà Nội trên 226 trẻ bị loét dạ dày - tá tràng do Hp, sau khi tiệt trừ xong thì vẫn có 23,5% bị nhiễm trở lại ở thời điểm 1 năm sau, trong đó, trẻ càng nhỏ thì khả năng nhiễm lại càng cao. Khi bị nhiễm khuẩn lại ở những trẻ này thường sẽ tái phát bệnh lý dạ dày và phải tiếp tục điều trị vi khuẩn Hp.

Biện pháp phòng tái nhiễm Hp cho trẻ hiện nay

Thuốc kháng sinh sử dụng chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp trong thời gian sử dụng chứ không thể giúp phòng ngừa tái nhiễm cho bé. Cho nên việc sử dụng các biện pháp không dùng thuốc để phòng ngừa tái nhiễm cho trẻ là cần thiết. Kháng thể OvalgenHP của Nhật Bản là một lựa chọn an toàn cho trẻ đã được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản với khả năng làm giảm lây nhiễm, giảm tái nhiễm và tăng cường hiệu quả loại trừ vi khuẩn Hp.

Trong hơn 13 năm được sử dụng rộng rãi tại Nhật Bản trong chiến lược phòng chống Ung thư dạ dày, OvalgenHP đã giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp trong cộng đồng đặc biệt là ở trẻ em dưới 12 tuổi, nhiều nhà khoa học tin rằng, với tình hình như hiện nay thì chỉ 2 thập kỷ nữa, nước Nhật sẽ có một thế hệ hoàn toàn không còn vi khuẩn Hp. Kết quả cho thấy đây là một lựa chọn đáng giá, an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn Hp và các bệnh do chúng gây ra.

Tham khảo thông tin về loại kháng thể diệt vi khuẩn Hp tại: http://gastimunhp.vn/goi-gastimunhp/

Theo TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn

Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TPHCM

Thư ký Chi hội Tiêu hóa Nhi Việt Nam



Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X