Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em, đây là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, thiếu nước, chế độ ăn thiếu chất xơ. Trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như gặp khó khăn trong việc điều trị. Vậy làm thế nào để khắc phục tính trạng này. Bài viết dưới đây, ThS.BS Hồ Quốc Pháp - Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM sẽ giải đáp vấn đề này.

1. Sữa ngoài có khiên trẻ bị táo bón hay không?

Một số trẻ khi chuyển sang sữa ngoài thì bị táo bón hoặc chậm đi ngoài. Các bậc phụ huynh liền chuyển sang sữa khác. Bác sĩ cho biết điều này có cần thiết không?

ThS.BS Hồ Quốc Pháp trả lời: Đây là hiện tượng khá phổ biến. Vì phương tiện truyền thông nhiều, sữa được quảng cáo nhiều về tác dụng của các loại sữa này như: loại sữa này chống táo bón, chống tiêu chảy. Một số loại sữa chứa nhiều chất xơ, có thể giúp chống táo bón, một số loại sữa hỗ trợ tiêu hóa, làm cho đường ruột xử lý một cách nhẹ nhàng hơn.

Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có tâm lý đó. Thấy sữa này không ổn, chuyển sang sữa khác, phụ huynh không nên đổi sữa ngay cho con. Nếu chúng ta nấu một cách kỹ lưỡng, đảm bảo vệ sinh, tìm ra được nguyên nhân gây táo bón không có dấu hiệu cảnh báo thì nên đợi khoảng vài tuần để xem xét lại thông tin, các yếu tố đó trước. Nếu các yếu tố hoàn toàn không có gì, sữa và chế độ ăn không còn hợp, chúng ta mới thay đổi.    

Ví dụ, trẻ đang uống loại sữa A hợp, bỗng bị ngưng, nghĩa là phụ huynh không còn mua được loại sữa đó, họ muốn chuyển sang loại sữa mới. Nếu trẻ bị táo bón, chúng ta khoan nghĩ đến hộp sữa mà cần biết có nguyên nhân gì khác hay không. Cha mẹ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt của bé và đi tìm một số phương pháp hỗ trợ.

2. Cách giảm tình trạng đi vệ sinh chậm khi uống sữa công thức?

Các bậc phụ huynh cần làm gì để tránh tình trạng con bị đi cầu chậm khi trẻ bắt đầu bú sữa công thức?

ThS.BS Hồ Quốc Pháp trả lời: Đây là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh thường đặt ra khi đưa con đến khám. Trong trường hợp em bé vừa đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức mà cha mẹ sợ trẻ bị táo bón thì nên cho bé vận động nhiều hơn. Trẻ 3 tháng tuổi, đổi sữa sẽ làm tăng nguy cơ gây táo bón. Bên cạnh việc lựa sữa có nhiều chất xơ tránh táo bón, phụ huynh cần hỗ trợ trẻ tăng khả năng vận động, uống nhiều nước.

Một số em bé trên 12 tháng tuổi mà muốn cắt sữa mẹ, chúng ta sẽ đổi sang sữa công thức dần dần. Mình sẽ tăng cường hoạt động cho em bé uống nhiều nước hơn. Các em bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi cần được mát xa bụng hoặc đạp xe. Đây là một số cách hạn chế táo bón ở bé khi đổi sữa. Trong trường hợp đã làm hết mình, nhưng sữa vẫn gây táo bón thì cần cẩn thận. Chúng ta cần đi tìm loại sữa khác có nồng độ chất xơ nhiều hơn để tránh tình trạng táo bón khi dùng sữa công thức.

3. Yếu tố tâm lý có phải nguyên nhân gây táo bón?

Ngoài chế độ dinh dưỡng, thay đổi sữa để tránh bị táo bón, yếu tố tâm lý có khiến trẻ bị táo bón hay không? Nhiều phụ huynh thắc mắc con mê chơi với bạn, xem bộ phim hay không muốn ra ngoài. Khi các bạn quen rồi, các bạn thấy nhà vệ sinh lạ nên nhịn để về nhà mới đi. Yếu tố này có khiến trẻ bị táo bón không?

ThS.BS Hồ Quốc Pháp trả lời: Đó là các nguyên nhân tâm lý hay gặp ở trẻ đi nhà trẻ và đi học. Nếu các trường hợp đó kéo dài, từ táo bón do tâm lý có thể chuyển hóa sang táo bón do bệnh lý vì đường ruột phải thích nghi và đi ra hằng ngày. Việc nhịn đi ngoài khiến đường ruột dẫn đến rối loạn. Lâu ngày, trẻ không đi được nữa, đến một lúc nào đó, đại tràng sẽ dài ra hoặc thói quen đó khiến táo bón trở thành táo bón thực thể và tình trạng đó kéo dài dẫn đến táo bón nặng.

Bác sĩ nhi khoa điều trị táo bón luôn luôn để ý đến yếu tố tâm lý của em bé. Họ thường dặn phụ huynh tập cho em bé đi cầu như thế nào. Nếu trẻ không đi cầu được ở trường, chúng ta cần điều chỉnh giờ đi vệ sinh cho phù hợp khi bé đang ở nhà hoặc cần nhắc trẻ nên đi vệ sinh dù không muốn đi. Chúng ta phải cho bé hoạt động nhiều hơn. Táo bón tâm lý kéo dài sẽ dẫn đến táo bón thực thể hoặc táo bón nặng.

4. Massage bụng cho trẻ như thế nào là đúng cách?

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, nhiều phụ huynh tham gia cộng đồng cách chăm sóc con cái sao cho đúng. Các nền tảng truyền thông hướng dẫn nhiều cách, trong đó có mát xa bụng. Nhiều phụ huynh không biết cách massage bụng đúng cách để không làm tổn thương vùng da mỏng manh và nội tạng của trẻ. Xin bác sĩ hướng dẫn cách massage bụng đúng?

ThS.BS Hồ Quốc Pháp trả lời: Phương pháp massage bụng được sử dụng khá nhiều trong lâm sàng kể cả trong khu nội trú. Trong quá trình điều trị, chúng tôi hướng dẫn cách làm này cho các bà mẹ với em bé. Cách làm này khá hiệu quả đối với các em bé bị táo bón do sinh lý hay cơ địa.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết massage bụng được làm như thế nào. Một số bà mẹ massage bụng trẻ 5 đến 6 lần, có khi làm cả chục lần. Bác sĩ hỏi các bà mẹ làm như thế nào, họ bảo xoa hoài bên ngoài nhưng không thấy hiện tượng xì hơi và vẫn chướng bụng. Nếu quý vị dùng lực không đúng hoặc massage không đúng chiều, cách làm đó sẽ không hiệu quả. Ấn mạnh quá hoặc nhẹ quá cũng không hiệu quả.

Thứ nhất, dùng lực vừa phải ấn vào bụng của em bé thuận chiều kim đồng hồ, tức từ phải qua trái. Nhu động ruột của chúng ta chạy từ phải qua trái, sau đó đi xuống đại tràng và tống ra ngoài hậu môn. Nếu massage ngược chiều kim đồng hồ, vô hình chung, đã làm cản đường đi của phân, nhu động ruột khiến tình trạng táo bón nặng hơn. Các bà mẹ cần massage bụng theo vòng tròn nhưng từ phải sang trái. 

Thứ hai, mẹ nên đi theo hình xoắn ốc từ trên xuống, dùng lực vừa phải, không nên ấn ở ngoài hoặc quá sâu bên trong. Nếu em bé dễ chịu và vui cười với mình thì massage đúng. Ngược lại nếu bé khóc, nên kiểm tra lại, có lẽ mẹ đã nhấn quá nhiều.

Theo một số khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Việt Nam hoặc Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ thậm chí Hiệp hội Nhi khoa Bắc Mỹ hay Châu Âu khuyên chỉ nên làm từ 3 đến 5 lần một ngày. Mỗi lần làm vậy, chúng ta chỉ làm từ 3 đến 5 phút, tối đa 7 đến 10 phút. Còn lại, nên để cho bé ngủ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu cứ làm như vậy, em bé sẽ bị thức giấc.

Bên cạnh massage bụng, chúng ta cũng nghe cụm từ đạp xe đạp. Có một số phụ huynh làm cha mẹ lần đầu, họ hay đọc trên mạng cách massage bụng và đạp xe. Họ thắc mắc cách đạp xe. Thực ra, cụm từ đạp xe đạp do động tác giống như người lớn đang ngồi trên xe đạp và đạp xe. Động tác giống như vậy, người lớn sẽ ngồi còn em bé thì nằm ngửa co 2 chân lên. Tư thế đạp xe như thế nào, tư thế em bé cử động giống như vậy.

Cách làm dễ nhất là cầm 2 chân em bé, chúng ta xoay tròn đạp lên đạp xuống. Khi có động tác đạp xe đúng như vậy, nhu động ruột trở nên đều hơn và các cơ xung quanh vùng hậu môn sẽ hoạt động tốt hơn. Trẻ sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn hoặc giảm chướng bụng tốt hơn. Đây là 2 cách chúng ta hay dùng và nhiều chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng.

5. Trẻ bị táo bón nên dùng thuốc khi nào?

Trẻ bị táo bón trong trường hợp nào cần được dùng thuốc? Các loại thuốc nào có cần được kê toa không, thưa BS?

ThS.BS Hồ Quốc Pháp trả lời: Thứ nhất, thuốc cho trẻ táo bón sẽ do bác sĩ kê toa, đối với các loại thuốc bơm vào hậu môn được gọi là nhuận tràng tống phân.

Thứ hai, chất xơ sẽ được liệt kê vào danh sách thực phẩm chức năng. Đối với những loại thực phẩm đó, phụ huynh có thể cho trẻ dùng trong giai đoạn đầu. Ba mẹ hoặc người chăm sóc có thể dùng, không nên lạm dụng.

Một số mẹ, người chăm sóc hoặc ông bà khi đưa con đến khám thương nói ở nhà cứ 3 ngày họ bơm một lần. Trong 6 tháng, tình trạng táo bón không được cải thiện. Em bé bị táo bón trong khoảng thời gian ngắn khoảng 2 đến 3 tuần, một số phụ huynh nghe hướng dẫn và bơm cho bé đi vệ sinh. Sau khi bơm, bé cảm thấy khỏe và chạy tung tăng. Họ nghĩ đó là phương pháp điều trị, nên cứ 3 đến 5 ngày họ bơm một lần và kéo dài.

Phương pháp này gây hại cho em bé và dần dần trẻ bị mất phản xạ đi vệ sinh. Trở lại vấn đề nêu trên, phụ huynh chỉ sử dụng nhận trà tống phân một đến hai lần đầu. Ví dụ cha mẹ nghĩ con bị táo bón cơ năng hoặc do thay đổi chế độ ăn uống ngắn hạn thì chỉ nên bơm một lần, hai đến ba ngày sau mình bơm hai lần. Đến lần ba khi trẻ vẫn bị táo bón, chúng ta nên đưa con cái đi khám.

Bên cạnh việc ăn uống để bổ sung chất xơ, phụ huynh có thể dùng thực phẩm chức năng có chất xơ. Đối với thuốc nhuận tràng đường uống, quý vị cần đi gặp bác sĩ để được cho, kể cả các bác sĩ nhi khoa không chuyên sâu về tiêu hóa, việc tăng hoặc giảm liều thuốc cũng là một trở ngại khó khăn. Điều trị táo bón không phải là bệnh lý dễ dàng, đặc biệt với những liều thuốc này. Với những em bé khác nhau, cha mẹ cần cho trẻ dùng liều thuốc như thế nào. Một số bé dùng liều A, có trẻ dùng liều C. Một số trẻ dùng liều thật cao, số trẻ khác dùng liều hơi thấp. Cần phải chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực này thì mới kê được toa thuốc chính xác. Quý phụ huynh chỉ bơm thuốc 1 đến 2 lần đầu và cho trẻ sử dụng chất xơ.

6. Phụ huynh có thể phòng ngừa táo bón ở trẻ bằng cách nào?

Xin bác sĩ đưa ra một số cách để phụ huynh có thể giúp con em mình phòng ngừa tình trạng táo bón?

ThS.BS Hồ Quốc Pháp trả lời: Nhiều phụ huynh hay hỏi bác sĩ chuyên về tiêu hóa ở phòng khám nhi khoa rằng có cách nào để trẻ hết táo bón không hoặc có một đứa trẻ hàng xóm bị tình trạng táo bón kéo dài, giãn đại tràng.

Trước hết, chúng ta cần thay đổi cách ăn uống vì táo bón là bệnh lý đường tiêu hóa. Bệnh lý đường tiêu hóa có liên quan mật thiết với ăn uống. Chúng ta cần bổ sung thức ăn có nhiều chất xơ, nhưng không phải loại trái cây nào cũng hỗ trợ điều trị táo bón.

Trái cây được chia thành 2 loại: một loại gây tiêu chảy, một loại gây táo bón. Vì vậy, cần chọn thức ăn có nhiều nồng độ chất xơ để bổ sung cho trẻ.

Một số loại thức ăn như chuối, bơ, đu đủ, táo (pome). Đối với trẻ, cha mẹ cho các em cắn và nhai. Với trẻ nhỏ, chúng ta xay nhuyễn và cho chúng ăn nhiều rau xanh. Đối với nhóm trái cây gây táo bón như ổi, xoài, quý vị cần lưu ý đến việc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

Chuối, bơ, đu đủ, táo có thể được sử dụng cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Mới 1 tháng ăn dặm, chúng ta có thể xay chuối cho trẻ ăn được. Trẻ 1 tuổi có thể cầm chuối hoặc bơ để ăn. Trẻ 15 hay 16 tuổi, đi học cấp 2 cũng có thể sử dụng phương pháp đó để điều trị táo bón.

Em bé phải vận động nhiều hơn, nếu trẻ 6 tháng tuổi thì chúng ta cho trẻ đạp xe hoặc massage bụng. Cha mẹ có thể cho trẻ giỡn và bò trong nhà nhiều hơn. Nên cho trẻ học tiểu học ra ngoài vận động thể dục thể thao, đặc biệt là em bé lớn. Thứ ba, chúng ta cần cho trẻ uống nhiều nước.

Điểm tiếp theo là kiểm soát một số yếu tố tâm lý gây ra táo bón tâm lý. Ví dụ, cho trẻ xem truyền hình quá nhiều dẫn đến rối loạn tâm lý hoặc bị thay đổi môi trường sống: trẻ đang ăn uống ở nhà và được gửi lên nhà trẻ, nhà vệ sinh bẩn trẻ không muốn đi. Trẻ đang học tiểu học thấy nhà vệ sinh không phù hợp hoặc quá đông đúc dẫn đến tâm lý ngại không muốn đi.

Để giải quyết tình trạng này, phụ huynh cần lui giờ đi vệ sinh của trẻ. Đối với mỗi người, họ sẽ có khung giờ đi vệ sinh một đến hai lần trong một ngày. Nhiều người hay có thói quen đi vệ sinh sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Người khác thì đi vệ sinh vào buổi tối.

Ví dụ, đang là 10 giờ sáng, em bé sẽ đi cầu định kỳ hằng ngày. Tuy nhiên, khi đi nhà trẻ thì vệ sinh của em bé bị rối loạn, phụ huynh cần cho trẻ lui giờ đi vệ sinh dần dần. Trước khi đi nhà trẻ, tầm 7 hoặc 8 giờ sáng cha mẹ cần cho em bé đi vệ sinh. Có thể 1 đến 2 tuần đầu, trẻ chưa làm được nhưng càng về sau em bé sẽ quen dần.

Khi ba mẹ cảm thấy không tự tin, hãy đi gặp bác sĩ tiêu hóa nhi để tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón là do thực thể, cơ năng hay tâm lý để có biện pháp can thiệp kịp thời.

>>> Trẻ bị táo bón, chậm đi cầu cần làm gì?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X