Nguy cơ tử vong do siêu vi B bùng lên 85 - 90% nếu không tuân thủ phác đồ điều trị
Theo BS.CK2 Trần Xuân Linh - Trưởng khoa Nội tiêu hóa ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), trong điều trị bệnh viêm gan B, nếu người bệnh đã uống thuốc để phòng ngừa xơ gan và ung thư gan mà dừng thuốc thì khả năng bùng của siêu vi B sẽ rất đáng sợ. Có thể dẫn đến tử vong do siêu vi B bùng lên là 85 - 90%. Trên thực tế, bệnh viêm gan được xem như “sát thủ thầm lặng”.
1. Những yếu tố nào gây viêm gan?
Đầu tiên, xin BS chia sẻ gan có thể bị viêm do những yếu tố gì, thưa BS?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gan. Nguyên nhân gây viêm gan hàng đầu ở Việt Nam và toàn thế giới là siêu vi. Siêu vi có nhiều loại: A, B, C, D, G, không có F. Có tình trạng viêm gan do rượu, viêm gan tự miễn, viêm gan do thuốc. Trong đó, viêm gan siêu vi đang được để ý đến.
2. Loại viêm gan nào là phổ biến nhất?
Xin BS cho biết, loại viêm gan nào là phổ biến nhất ở Việt Nam?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Hiện nay, viêm gan A, B và C là căn bệnh phổ biến nhất ở Việt Nam. Viêm gan A lây qua đường ăn uống (đường phân miệng). Viêm gan B và C lây theo đường dịch tiết của cơ thể, thậm chí là liên quan đến thủ thuật y khoa.
3. Sự lây truyền của viêm gan B?
Viêm gan B lây truyền qua con đường nào và cần làm gì để phòng tránh viêm gan B, thưa BS?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Để phòng ngừa được viêm gan siêu vi B, chúng ta phải biết được con đường của nó. Thứ nhất, con đường góp phần quan trọng nhất lây lan viêm gan siêu vi B là con đường lây truyền từ mẹ sang con. Thứ hai, đó là con đường thủ thuật tiêm, truyền hoặc liên quan đến đường máu, dịch tiết cơ thể.
Ví dụ, từ răng lợi, hình xăm, bạn tình. Con đường bạn tình cũng đóng vai trò quan trọng.
Để phòng tránh lây từ mẹ sang con, việc phòng tránh rất quan trọng và nó là một mắt xích chính. Trong quá trình mang thai, virus có thể lây từ mẹ sang con trong bào thai và ngay lúc sinh.
Sau khi sinh, người mẹ có thể lây virus cho em bé. Con đường đó là nguy hiểm nhất, con đường lây từ mẹ sang con từ khoảng chu sinh đến khi em bé ra đời, nuôi con, cho con bú chiếm đến 90%.
Đối với tình trạng lây truyền của virus qua đường tình dục không an toàn, chúng ta cần phải tìm cách cắt đường lây. Trong cuộc sống gia đình, các thành viên cần tìm cách để không lây virus cho nhau.
Như vậy, ngành y góp phần quan trọng trong việc cắt đứt đường lây từ mẹ sang con. Trước khi sinh, người mẹ phải đi tầm soát, kiểm tra định kỳ viêm gan siêu vi. Trước khi dự định có thai, người mẹ cần được kiểm tra để chích ngừa. Nếu người mẹ bị nhiễm virus lúc có thai, họ sẽ được tư vấn để điều trị để giảm tỷ lệ lây cho con đến mức thấp nhất. Lúc sinh, toàn bộ dụng cụ bác sĩ điều trị được sử dụng để điều trị trước đó như thế nào thì ngành y tế sẽ làm rõ vấn đề này và điều trị tốt nhất cho người bệnh nhằm hạn chế lây viêm gan siêu vi từ mẹ sang con.
Trong quá trình điều trị cho mẹ bầu vào những tháng cuối, bác sĩ phát hiện ra người mẹ mắc bệnh viêm gan siêu vi hoặc mang lượng virus viêm gan siêu vi cao trong người, họ sẽ điều trị đến khi giảm nguy cơ lây cho con xuống mức thấp nhất. Đó là hiện tượng đối với mẹ và con.
Trong cuộc sống hằng ngày, tình dục an toàn cũng đóng vai trò quan trọng. Tình dục an toàn là làm sao hạn chế sự trao đổi dịch tiết giữa người đàn ông và phụ nữ có xảy ra xây xát. Ngoài ra, cần hạn chế quan hệ tình dục qua đường miệng và các con đường khác.
4. Cách phòng tránh lây viêm gan B cho bạn đời?
Nếu vợ hay chồng mắc viêm gan B, đối phương chưa bị thì có nên kiêng cữ việc quan hệ tình dục hay không? Xin BS cho biết cách phòng tránh lây nhiễm viêm gan B cho bạn đời.
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Trước hôn nhân, hai người cần phải đi xét nghiệm. Nếu một người bị, người kia cần phải được tầm soát và chích ngừa.
Nếu về sống với nhau trong một nhà và phát hiện một người bị viêm gan B, cần phải đi xét nghiệm để kiểm tra xác định việc mắc viêm gan B. Nếu đã bị nhiễm, bác sĩ sẽ tìm hiểu giai đoạn hoạt động của virus và và điều trị nếu cần. Nếu hai vợ chồng chưa bị nhiễm, cần đi chích ngừa. Sau khi chích ngừa, nên thử lại nồng độ kháng thể trong người. Như vậy, chúng ta sẽ hạn chế được nguy cơ lây của virus khi sống chung với nhau.
5. Viêm gan B có lây nhiễm qua hoạt động sinh hoạt thường ngày?
Ngoài lây truyền qua đường tình dục, nhiều người lo ngại khi ăn uống và sinh hoạt chung với người bị viêm gan B vì ít nhiều mình sẽ nhiễm virus viêm gan B. Điều này có đúng hay không, thưa BS?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Viêm gan siêu vi B lây truyền qua con đường máu và dịch tiết, có sự trầy xước. Vì vậy, ăn uống với nhau trong gia đình không thể lây viêm gan B. Tuy nhiên, cần tránh việc tiếp xúc thân thể với nhau khi đang trong tình trạng chảy máu. Dịch cơ thể bị chảy máu như từ răng, lợi, bàn chải đánh răng, đồ bấm móng tay, đồ cạo râu,… sử dụng chung sẽ rất nguy hiểm.
6. Kết quả từ xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B cho biết điều gì?
Nhiều người thắc mắc rằng trước khi tiêm ngừa, họ cần làm xét nghiệm. Thưa BS, các kết quả xét nghiệm sẽ cho chúng ta biết điều gì?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Việc tiêm ngừa viêm gan rất quan trọng, chúng ta sẽ phân biệt trẻ lúc sinh ra cần được tiêm ngừa viêm gan và người mẹ có bị nhiễm hay không.
Nếu người mẹ bị nhiễm siêu vi B trong máu hoặc người mẹ đang điều trị viêm gan siêu vi B, mỗi trường hợp sẽ khác nhau. Nếu người mẹ đang được điều trị và đang bị nhiễm, bác sĩ sẽ điều trị cho người mẹ. Khi đứa con được sinh ra, nó sẽ được chích ngừa trong 12 đến 24 giờ đầu. Tổ chức Y tế Thế giới đòi hỏi tiêm mũi đầu trong 12 giờ đầu. Cần tiêm cả vắc xin lẫn kháng huyết thanh để bảo vệ đứa bé. Nếu không làm được việc đó, khả năng lây lan từ mẹ sang con có thể dao động từ 10 đến 39%. Tuy nhiên, khi chúng ta có được sự bảo vệ đó, khả năng lây lan giảm 5%. Vì vậy, mặt xích đó rất quan trọng đối với em bé khi ra đời mà người mẹ nào cũng phải biết.
Khi phát hiện ở tuổi lớn, mình cần chích ngừa theo lịch trình. Nếu chưa có kháng thể, mình cần chích ngừa theo lịch trình và đây là việc quan trọng. Mục tiêu vào năm 2030 là loại trừ viêm gan siêu vi B khỏi đời sống xã hội. Đây là vấn đề không hề dễ dàng, toàn xã hội cần nổ lực mới có thể làm được việc này. Tiêm vắc xin có thể tùy thuộc vào lúc em bé sinh ra, có thể 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Tiêm ngừa tháng thứ 0, 1, 2 và 5 năm sau, trẻ sẽ được tiêm nhắc lại.
Đối với người lớn, quá trình là 1, 2, 6 và 10 năm cần tiêm nhắc lại. Trước khi tiêm, chúng ta cần xem người đó có bị nhiễm hay chưa, việc này rất quan trọng. Một người xin được chích ngừa, chúng ta cần thử dấu ấn bề mặt, thử kháng huyết thanh, xác định mắc/không mắc viêm nhiễm mãn tính. Cần có đủ 3 dấu ấn: anti HBS, anti HBC, HBSAR. Kết quả của 3 vấn đề trên sẽ giúp bác sĩ xác định bệnh nhân đó có bị nhiễm viêm gan B hay không.
Nếu bệnh nhân đã bị nhiễm, việc điều trị trở nên vô ích. Bệnh nhân chưa bị nhiễm thì rất may mắn, lúc đó chúng ta sẽ chích ngừa theo lịch trình. Đây là việc cực kỳ quan trọng vì viêm gan siêu vi B gây ra nhiều hậu quả không lường trước được.
Trong thực hành lâm sàng, 15 năm trước chuyện xơ gan và ung thư gan sẽ bùng lên dữ dội. Đúng sau 15 năm, căn bệnh này bùng lên dữ dội. Hiện nay tại khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, số lượng bệnh nhân ung thư gan và xơ gan khá cao, rất đau thương. Một người quen của tôi lên khám, trước đây, người đó chưa được tầm soát nhưng khi lên kiểm tra thì phát hiện ung thư gan.
Điều này cho thấy trong bao nhiêu năm nay, người đó không tầm soát và chích ngừa để trong người xuất hiện một khối u gan. Hầu như, trong khoa Nội tiêu hóa có nhiều bệnh nhân ung thư gan sau viêm gan siêu vi. Tuy nhiên, hậu quả viêm gan do rượu không nặng nề bằng viêm gan siêu vi. Quy trình điều trị mất nhiều công sức và tiền bạc.
Việc phòng ngừa viêm gan ở trẻ khi đứa bé mới chào đời là công việc rất dễ dàng. Nếu thực hiện được việc đó, gánh nặng xã hội của sẽ giảm xuống. Từ 39% khi người mẹ bị siêu vi B cao, nếu bác sĩ điều trị cho bà mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Sau khi em bé chào đời, mình chích ngừa theo lịch trình của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam.
Như vậy, nguy cơ nhiễm siêu vi B của em bé chỉ còn 5% hoặc dưới 5%. Nghiên cứu trên 233 bệnh nhân cho thấy, trẻ sinh ra, bác sĩ làm tốt nên không bé nào bị viêm gan. Khi thử lại, cháu bé hoàn toàn không còn virus gây bệnh.
7. Viêm gan C, B phân biệt ra sao? Lây truyền qua con đường nào?
Xin BS cho biết viêm gan C lây truyền qua con đường nào. Viêm gan C khác gì với viêm gan B và cách phòng ngừa là như thế nào?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Viêm gan C cũng có con đường lây truyền giống viêm gan siêu vi B và bệnh AIDS. Tức là qua con đường máu, dịch tiết, đường lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, viêm gan siêu vi B có điểm đặc biệt là lây qua con đường quan hệ vợ chồng. Nhiều trường hợp, người chồng bị nhiễm còn vợ không bị, sống với nhau nhiều năm, nhưng khả năng lây truyền theo con đường đó rất thấp. Qua con đường máu, dịch tiết và tình dục, vợ chồng may mắn là khó lây cho nhau. Tình trạng lây nhiễm xảy ra ở người đồng giới nhiều hơn.
Nếu nói về máu và dịch tiết, con đường của HIV, siêu vi B và siêu vi C là giống nhau. Chỉ cần nhớ, chúng lây truyền giống nhau.
8. Người đã điều trị viêm gan B, C, liệu còn khả năng lây bệnh cho người khác?
Thưa BS, bệnh nhân đã điều trị viêm gan B, viêm gan C. Khi nào họ không còn khả năng lây cho người khác nữa?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Nếu một người viêm gan C được điều trị sạch virus, quá trình điều trị rất ngắn. Đối với điều trị viêm gan C, khả năng hết bệnh là 100%, bác sĩ chỉ điều trị trong 3 tháng.
Sau này một số phác đồ đang nghiên cứu chỉ điều trị bệnh trong 2 tháng. Điều trị theo cách đó, bệnh nhân hầu như sạch virus. Sau thời gian điều trị, bác sĩ thử lại và thấy bệnh nhân sạch virus cuộc sống gia đình của người bệnh diễn ra bình thường như mọi người.
Đối với viêm gan siêu vi B, điều trị là suốt đời và chỉ có vài phần trăm bệnh nhân khỏi bệnh. Nếu không điều trị cũng có 1% khỏi bệnh trong một năm. Mục đích điều trị không phải là thải trừ virus hoàn toàn và diệt hết bệnh mà để ngăn ngừa ung thư gan, xơ gan và giảm nguy cơ lây truyền sang con.
Dù có làm gì với viêm gan siêu vi B, việc lây truyền lúc nào cũng theo bên người. Có vắc xin phòng ngừa siêu vi B là một điều may mắn. Nếu làm tốt việc chích ngừa, viêm gan siêu vi B sẽ không thể lây nhiễm.
Trong khi đó, viêm gan siêu vi C không có thuốc chích ngừa nhưng lại điều trị hết bệnh. Viêm gan siêu vi C hoàn toàn không có thuốc chích ngừa. Như vậy, nếu thế hệ tương lai làm tốt điều đó, lá gan của con người trong tương lai sẽ xanh mãi.
9. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị viêm gan?
Xin BS cho biết, hậu quả của việc không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị viêm gan?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Khi bệnh nhân đã đến với bác sĩ, họ sẽ cho xét nghiệm và bệnh nhân phải được điều trị. Trước khi bác sĩ đặt cây bút điều trị, viết tên thuốc cho người bệnh, họ cần trực tiếp nói chuyện với bệnh nhân và thống nhất với bệnh nhân việc tuân thủ.
“Thà bệnh nhân đừng dùng thuốc nếu không tuân thủ”, nếu bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị có thể dẫn đến tử vong. Người không tuân thủ uống thuốc có thể bị ung thư gan và xơ gan từ 10 đến 20 năm sau trong khoảng thời gian họ còn sống.
Có một số trường hợp bệnh nhân hết bệnh tự nhiên. Người không uống thuốc sẽ sống 10 đến 20 năm mới bị xơ gan, viêm gan và ung thư gan. Người đã uống thuốc để phòng ngừa xơ gan và ung thư gan mà dừng thuốc thì khả năng bùng của siêu vi B sẽ rất đáng sợ. Có thể dẫn đến tử vong do siêu vi B bùng lên là 85 - 90%.
Do đó, trước khi đặt bút cho toa, các bác sĩ phải giải thích cho bệnh nhân việc tuân thủ quá trình điều trị suốt đời. Thầy thuốc không có tâm cho người bệnh uống thuốc cây cỏ không rõ nguồn gốc mà nói là hết bệnh, điều này hoàn toàn không có. Bệnh nhân đang uống thuốc Tây kiểm soát được bệnh tốt nhưng nghe lời thầy thuốc khác rồi dừng thuốc để uống cây cỏ. Đó là nguyên nhân khiến siêu vi B bùng lên. Khi đó quay lại bệnh viện làm đủ mọi cách như thay toàn bộ máu, lọc toàn bộ huyết tương, truyền máu cũng không thể cứu vãn. Việc ghép gan cũng không có tác dụng.
10. Ngoài tiêm vắc xin, còn những phương pháp nào phòng ngừa viêm gan B?
Ngoài việc tiêm vắc xin, xin BS cho biết thêm một số cách phòng ngừa viêm gan khả quan?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Ngoài việc tiêm ngừa, virus viêm gan lây truyền theo đường máu, dịch tiết và đường tình dục. Trong gia đình, mỗi người nên sử dụng kim tiêm, đồ bấm móng tay riêng. Những dụng cụ đó có thể gây chảy máu. Bình thường chúng ta có thể dùng chung khăn với người thân, nhưng một người bị chảy máu hoặc dịch tiết, dịch âm đạo sẽ lây. Khi chảy máu răng lợi, chúng ta không hề hay biết. Bà mẹ cho con bú bị chảy máu núm vú cũng có thể lây cho con.
Việc ăn uống không thể khiến virus viêm gan lây lan được. Cách ly người bị viêm gan là một quan điểm sai lầm. Hy vọng phương tiện truyền thông sẽ giúp cộng đồng hiểu hơn. Một số bệnh như bệnh viêm dạ dày, khi chấm rau và vắt rau, bệnh này không thể lây cho người khác. Chỉ trừ trường hợp mẹ đút thức ăn cho con, bệnh mới lây. Hành động như vậy khiến cuộc sống không hạnh phúc.
Trong bữa cơm của người Việt, mỗi người ngồi ăn ở góc riêng, sau khi uống nước đem ly đi cất. Có một số gia đình không cho người bệnh vào phòng của mình để ăn cơm. Điều đó thể hiện việc mọi người chưa có nhận thức đúng về loại bệnh lý này.
11. Năm 2023, WHO muốn truyền tải điều gì về viêm gan B đến cộng đồng?
Thưa BS, năm 2023, Tổ chức Y tế Thế giới WHO có thông điệp gì muốn truyền tải đến cộng đồng?
BS.CK2 Trần Xuân Linh trả lời: Mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2030 là loại trừ bệnh viêm gan ra khỏi đời sống xã hội giống như bệnh đậu mùa, làm được việc này không đơn giản, thông điệp được ra liên tục. Chúng ta cần hiểu viêm gan siêu vi là một “sát thủ thầm lặng”.
Virus viêm gan là sát thủ thầm lặng vì nó nằm trong cơ thể một cách thầm lặng và gây ra bệnh viêm gan, ung thư gan trong 10 hoặc 20 năm sau. Thông điệp năm nay là “mỗi lá gan, mỗi cuộc đời”. Tuy nhiên, nếu không làm được việc này thì lá gan chết, cuộc đời cũng sẽ mất theo. Nhà nước Việt Nam hy vọng các cấp lãnh đạo cho đến các bác sĩ điều trị lẫn các bạn trẻ, truyền được thông điệp đến người dân và toàn xã hội.
Việc phòng ngừa góp phần giảm bớt việc tốn tài sản và công sức của xã hội. Nếu các bạn không giữ lá gan của mình, cha mẹ không tìm hiểu về viêm gan từ lúc trẻ sinh ra cho đến tầm soát lúc mang thai.
Trước khi có thai, người mẹ cần xem mình có bị viêm gan B hay C chưa. Khi mang thai, mẹ nên đi kiểm tra xem bản thân có bị viêm gan hay không để điều trị nhằm ngăn chạn con đường lây truyền từ mẹ sang con.
Về chích ngừa, ngành y tế sẽ đóng góp một mắt xích quan trọng trong việc phòng ngừa cho người dân, thế hệ mầm non sau này. Nếu phát hiện ra mẹ bị xơ gan, người mẹ sẽ được điều trị nhằm phòng ngừa xơ gan, ung thư gan để cuộc sống gia đình mình được kéo dài mãi. Như vậy, thông điệp giữ lá gan cũng giống như thông điệp giữ con tim của mình.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình