Hotline 24/7
08983-08983

Người già có bị suy dinh dưỡng?

Trong cuộc sống văn minh hiện đại này, hầu hết chế độ dinh dưỡng trong gia đình được quan tâm như thế thì làm gì có chuyện bị suy dinh dưỡng ở người già.

Chắc hẳn không ít người sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trả lời câu hỏi: Liệu người có tuổi có bị suy dinh dưỡng hay không? Có người bảo không vì trong cuộc sống văn minh hiện đại này, hầu hết chế độ dinh dưỡng trong gia đình được quan tâm như thế thì làm gì có chuyện bị suy dinh dưỡng ở người già được.

Nhưng đó là một nhầm lẫn bởi suy dinh dưỡng không phải chỉ là lý do ăn uống không đủ chất mà còn do ăn cơ thể hấp thụ thức ăn thế nào.

Đừng chủ quan khi người cao tuổi bị suy dinh dưỡng

Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể khi  có tuổi đã phần nào bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm. Ngoài ra, người cao tuổi thường hay mắc các bệnh mạn tính. Ăn uống không điều độ, bữa no, bữa đói, thiếu chất, ăn ít, đặc biệt phải ăn một mình sẽ chán không muốn ăn lâu ngày dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.

Hầu hết người bị suy dinh dưỡng có thể tự phát hiện thấy mình bị gầy đi như sụt cân, quần áo tự nhiên rộng ra, các bắp thịt thấy mềm, nhũn không được rắn như trước đây. Nhiều trường hợp người cao tuổi do bị suy dinh dưỡng lâu ngày nên đã có ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương cho nên tự bản thân người đó không thể hoặc không biết mình đang mắc bệnh gì.



Dấu hiệu để nhận biết đó là sự minh mẫn giảm dần, hay quên, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng hay cáu gắt vô cớ. Người cao tuổi suy dinh dưỡng thường ăn khó tiêu, dễ táo bón, phân lúc lỏng lúc rắn hay đau bụng lặt vặt.

Nếu người cao tuổi đang mắc các bệnh mạn tính như: hen suyễn, viêm gan, bệnh về xương khớp thì các bệnh này tăng lên nhanh chóng hơn, thể trạng trở nên dễ bị suy sụp và đặc biệt khi có tác nhân nhiễm khuẩn xâm nhập thì rất khó tránh khỏi mắc bệnh.

Bổ sung dinh dưỡng cho người già

Quan tâm chăm sóc đến tâm lý, sức khỏe, dinh dưỡng mỗi ngày cũng là cách để con cái báo hiếu ông bà cha mẹ. Luôn động viên, nhắc nhở để các cụ chịu khó ăn, ăn đủ số lượng tránh hiện tượng chán ăn, lười ăn, bỏ bữa.

Nếu các bữa chính chưa ăn đủ số lượng thì có thể ăn thêm các bữa phụ vào khoảng 9 giờ sáng và khoảng 3 giờ chiều. Nên ăn thêm các loại rau quả sau bữa ăn như tráng miệng cam, quýt, chuối, bưởi… và nên ăn nhiều rau. Rau vừa cung cấp các loại sinh tố vừa cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón.

Ngoài các vấn đề vừa nêu trên nên vận động cơ thể hàng ngày phù hợp với thể trạng từng người để máu lưu thông, các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, từ đó sẽ ăn uống ngon miệng, hấp thu tốt là hết sức quan trọng.

Theo Thùy Chang - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X