Món ăn phòng trị thấp khớp
Khi thời tiết chuyển mùa, người bị thấp khớp phải chịu cái đau nhức dữ dội. Có những món ăn tuy đơn giản nhưng ngừa được cơn đau khớp.
Theo PGS-TS Lưu Thị Hiệp, Trưởng khoa Đông y BVĐK Hồng Đức, có khá nhiều loại thực phẩm có khả năng hạn chế cơn đau khớp.
1. Nước xúp hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò, hoặc cá hầm cả xương:
Có tác dụng giúp sụn chắc khỏe và cũng là nguồn bổ sung canxi vì chúng chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên có trong sụn. Tuy nhiên, một tuần chỉ nên ăn một - hai lần.
Chú ý: Những người có triệu chứng như ăn khó tiêu, nặng bụng… nên thêm vài ba lát gừng trong khi nấu.
2. Món xào súp lơ xanh, cà rốt, ớt chuông:
Đây là món ăn giúp phòng bệnh thoái hóa khớp. Cà rốt và ớt chuông có nhiều vitamin A và E. Súp lơ xanh giàu vitamin K và C. Các thực phẩm này giúp bảo vệ khớp, làm cho xương chắc, khỏe.
Trong ớt chuông cũng giàu vitamin E và beta - cryptoxanthin, hai chất oxy hóa này giúp dọn dẹp các chất gây nên chứng viêm, sưng, ngoài ra còn tăng cường độ đàn hồi cho xương.
3. Canh lá lốt sườn heo:
Lá lốt có vị cay, mùi thơm gắt, tính ấm, tác dụng vào các kinh phế, tỳ và vị. Nó có công năng làm kiện vị, giáng khí, thông khiếu, trị phong thấp.
Dùng 150g lá lốt vừa già (còn màu xanh đọt chuối) rửa sạch, thái sợi. Sau khi đun sôi khoảng 20 phút 100g sườn heo trong 1/2 lít nước, cho lá lốt vào đun sôi thêm 15 phút rồi nhấc xuống, cho hai tép tỏi đập giập vào, khuấy đều. Chia làm hai phần ăn trong ngày. Mỗi tuần có thể ăn một - hai lần.
4. Gừng, hạt tiêu, ớt:
Tác dụng giảm đau, chống viêm đối với thoái hóa khớp.
Chú ý: Không nên ăn quá nhiều gia vị sẽ làm cho cơ thể nóng, khó chịu.
5. Cà chua:
Cà chua rất tốt cho những bệnh nhân bị thấp khớp do có chứa carotenoit chống oxy hóa. Cà chua ăn dưới dạng rau trộn, nấu canh với cá, hoặc làm sinh tố. Mỗi ngày uống một ly sinh tố cà chua, giúp bảo vệ mô sụn.
Chú ý: Ăn luôn cả hạt thay vì bỏ, vì hạt cà chua có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm.
6. Bắp cải:
Ăn bắp cải giúp giảm béo, các khớp xương vận động được dẻo dai. Bắp cải giàu vitamin C và vitamin K, rất tốt cho bệnh thấp khớp.
7. Các cách khác:
- Gừng tươi, lá ngũ trảo, lá ngãi cứu tươi, lá lốt: tất cả rửa sạch, xào nóng, thêm vào một chút rượu, cho vào túi vải, chườm ấm bên ngoài khớp gối đau.
- Lấy một nắm lá xương xông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vào vải, chườm vào chỗ đau. Xương xông có vị đắng cay, mùi thơm đặc biệt, tính ấm, có công năng tiêu đờm, tiêu thực, khử mùi tanh, giảm đau...
- Muối hột khoảng 150g, rang nóng, cho vào túi vải, chườm ấm bên ngoài khớp đau.
Chú ý: Không chườm nóng cho các khớp có tình trạng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau.
1. Nước xúp hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò, hoặc cá hầm cả xương:
Có tác dụng giúp sụn chắc khỏe và cũng là nguồn bổ sung canxi vì chúng chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên có trong sụn. Tuy nhiên, một tuần chỉ nên ăn một - hai lần.
Chú ý: Những người có triệu chứng như ăn khó tiêu, nặng bụng… nên thêm vài ba lát gừng trong khi nấu.
2. Món xào súp lơ xanh, cà rốt, ớt chuông:
Đây là món ăn giúp phòng bệnh thoái hóa khớp. Cà rốt và ớt chuông có nhiều vitamin A và E. Súp lơ xanh giàu vitamin K và C. Các thực phẩm này giúp bảo vệ khớp, làm cho xương chắc, khỏe.
Trong ớt chuông cũng giàu vitamin E và beta - cryptoxanthin, hai chất oxy hóa này giúp dọn dẹp các chất gây nên chứng viêm, sưng, ngoài ra còn tăng cường độ đàn hồi cho xương.
3. Canh lá lốt sườn heo:
Lá lốt có vị cay, mùi thơm gắt, tính ấm, tác dụng vào các kinh phế, tỳ và vị. Nó có công năng làm kiện vị, giáng khí, thông khiếu, trị phong thấp.
Dùng 150g lá lốt vừa già (còn màu xanh đọt chuối) rửa sạch, thái sợi. Sau khi đun sôi khoảng 20 phút 100g sườn heo trong 1/2 lít nước, cho lá lốt vào đun sôi thêm 15 phút rồi nhấc xuống, cho hai tép tỏi đập giập vào, khuấy đều. Chia làm hai phần ăn trong ngày. Mỗi tuần có thể ăn một - hai lần.
4. Gừng, hạt tiêu, ớt:
Tác dụng giảm đau, chống viêm đối với thoái hóa khớp.
Chú ý: Không nên ăn quá nhiều gia vị sẽ làm cho cơ thể nóng, khó chịu.
5. Cà chua:
Cà chua rất tốt cho những bệnh nhân bị thấp khớp do có chứa carotenoit chống oxy hóa. Cà chua ăn dưới dạng rau trộn, nấu canh với cá, hoặc làm sinh tố. Mỗi ngày uống một ly sinh tố cà chua, giúp bảo vệ mô sụn.
Chú ý: Ăn luôn cả hạt thay vì bỏ, vì hạt cà chua có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm.
6. Bắp cải:
Ăn bắp cải giúp giảm béo, các khớp xương vận động được dẻo dai. Bắp cải giàu vitamin C và vitamin K, rất tốt cho bệnh thấp khớp.
7. Các cách khác:
- Gừng tươi, lá ngũ trảo, lá ngãi cứu tươi, lá lốt: tất cả rửa sạch, xào nóng, thêm vào một chút rượu, cho vào túi vải, chườm ấm bên ngoài khớp gối đau.
- Lấy một nắm lá xương xông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vào vải, chườm vào chỗ đau. Xương xông có vị đắng cay, mùi thơm đặc biệt, tính ấm, có công năng tiêu đờm, tiêu thực, khử mùi tanh, giảm đau...
- Muối hột khoảng 150g, rang nóng, cho vào túi vải, chườm ấm bên ngoài khớp đau.
Chú ý: Không chườm nóng cho các khớp có tình trạng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau.
Theo Phụ nữ TPHCM
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình