Hotline 24/7
08983-08983

Mẹ bầu nôn ói - Khi nào đáng lo?

Buồn nôn và nôn ói là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng mẹ bầu cũng đừng nên quá chủ quan với hiện tượng này.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có tới 75-80% phụ nữ buồn nôn và nôn ói khi mang thai. Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của căn bệnh ốm nghén. Nôn ói có thể xảy ra vào buổi sáng nhưng cũng có thể xảy ra trong cả ngày không kể giờ giấc.

Tại sao nôn ói khi mang thai là bình thường, thậm chí còn là biểu hiện của một thai kỳ khỏe mạnh?

Những thay đổi về nội tiết tố trong những tháng đầu mang thai sẽ khiến nhiều chị em dị ứng với mùi thức ăn hoặc bất cứ mùi vị gì và gây cảm giác buồn nôn, nôn ói. Đây không phải là căn bệnh gì nguy hiểm mà chỉ là triệu chứng đi kèm khi mang thai.

Mặc dù nôn ói làm các mẹ bầu vô cùng khổ sở nhưng nó lại không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn và thai nhi. Hiện tượng này hầu như sẽ kết thúc sau tuần thai thứ 12. Từ tháng thứ 4, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, triệu chứng buồn nôn có thể khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn uống và còn có nhiều giả thuyết cho rằng nôn ói sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như làm gia tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh rằng, nôn ói thông thường không có hại mà còn có lợi cho thai nhi.

Trong khi buồn nôn, nôn ói, các hormone thai kỳ được sản xuất mạnh hơn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh đó sự gia tăng các mức estrogen và chorionic gonadotropin cũng giúp em bé phát triển mạnh mẽ hơn. Hormone est aussi còn được chứng minh là có khả năng tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng và giúp mẹ bầu không bị nhiễm trùng.

Khi nào nôn ói là nguy hiểm?

Dù ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai nhưng bà bầu cũng không nên quá chủ quan. Có tới 3-5% chị em gặp những cơn nôn ói nặng nề kèm nhiều triệu chứng khác và điều này gây nguy hại cho sức khỏe người mẹ lẫn thai nhi.

Nếu buồn nôn và nôn ói kéo dài trong nhiều ngày liền khiến bà bầu không thể ăn uống sẽ làm thai phụ mất nước thậm chí là giảm trọng lượng cơ thể. Trong trường hợp này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như suy dinh dưỡng, suy thận, hạ đường huyết, hội chứng Mallory-Weiss, rối loạn đông máu… rất nguy hiểm và thậm chí còn nguy hại đến tính mạng chị em. Khi nôn ói làm bà  bầu mất đi 5% trọng lượng cơ thể so với trước khi mang thai thì cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

Khi nôn ói đi kèm với hiện tượng chảy máu âm đạo, chóng mặt...
bà bầu cần đặc biệt chú ý. (Ảnh minh họa)

Nếu nôn ói nặng nề đi kèm với hiện tượng chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng dưới… rất có thể đây là triệu chứng của sảy thai, các vấn đề về nhau thai hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó. Bạn cần đến bệnh viện ngay để kịp thời kiểm tra và chữa trị.

Cách chữa trị ốm nghén thông thường

Bạn có thể hạn chế chứng nôn ói, buồn nôn, ốm nghén bằng những cách thông dụng sau:

- Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày

- Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.

- Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.

- Uống nhiều nước

- Tập thể dục đều đặn

- Massage

- Ăn những thực phẩm khô như bánh mì, bánh quy.
AloBacsi.vn  (Theo Eva)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X