Lưu ý về dinh dưỡng cho bệnh nhân xạ trị vùng đầu cổ
Ung thư đầu cổ là loại ung thư phổ biển, đứng thứ 6 trong các nhóm ung thư trên toàn cầu. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố tiên lượng quan trọng với người bệnh ung thư đầu cổ. 1/2 trường hợp bệnh nhân ung thư đầu cổ bị suy dinh dưỡng, 3/4 trường hợp bệnh nhân tiếp tục sụt cân trong xạ trị.
I. Tại sao cần chăm sóc dinh dưỡng sớm trong xạ trị vùng đầu cổ?
1. Tác dụng phụ của xạ trị ảnh hưởng đến dinh dưỡng
- Mất hoặc thay đổi vị giác
- Ăn không ngon, chán ăn
- Viêm niêm mạc (loét miệng), viêm loét da, khô miệng
- Mệt mỏi, buồn nôn và nôn
Kiểm soát tác dụng phụ và nuôi dưỡng tích cực có thể cải thiện dinh dưỡng và chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
2. Thế nào là một bữa ăn tốt cho bệnh nhân khi xạ trị vùng đầu cổ?
- Đa dạng, cân đối bao gồm rau, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa, đậu,… Bệnh nhân nên chọn thức ăn giàu năng lượng và đạm để duy trì cân nặng.
- Không kiêng khem quá mức, đảm bảo uống đủ nước, mỗi ngày 1.5 - 2 lít/ngày. Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
II. Hướng dẫn ăn uống qua đường miệng (không đặt ống thông)
Do tác dụng phụ của xạ trị gây nên tình trạng rối loạn vị giác và viêm niêm mạc, làm bệnh nhân ăn uống không ngon, nuốt đau, khô miệng,… Bệnh nhân nên lựa chọn các loại thức ăn như sau:
- Nên ăn thức ăn nguội, không ăn đồ quá nóng, quá lạnh, chua cay.
- Không dùng các loại gia vị như ớt bột, quế, hồi, cà ri, hạt tiêu,…
- Sức miệng và chải răng bằng bàn chải mềm thường xuyên sau khi ăn.
- Tránh dùng dung dịch súc miệng hoặc thức uống có cồn.
- Nên ăn thức ăn mềm như: cháo, rau củ, đậu xay nhuyễn, khoai tây nghiền, súp, mì mềm, món hấp hoặc hầm nhừ. Làm mềm thức ăn với nước sốt, nước thịt hoặc súp.
- Thức ăn khô nên ăn kèm vói đồ uống.
- Không nên ăn thức ăn dai, cứng như bánh mì nướng khô, bánh nì nướng khô, bánh quy giòn, trái cây, rau củ sấy.
- Chọn thực phẩm ít nhai, dễ nuốt như cháo, trứng cuộn, cá hấp, kem, sữa, trứng, tàu hủ, bánh flan,…
- Cắt thức ăn thành miếng nhỏ và nấu mềm.
- Uống bằng ống hút hay sử dụng muỗng nhỏ khi ăn uống.
Xem thêm: Nhịn tiểu lâu ngày và những nguy hại không ngờ
III. Những trường hợp cần nuôi ăn qua ống thông nên lưu ý gì?
- Bệnh nhân hóa xạ trị đồng thời, xạ trị vùng hốc miệng, khẩu hầu, hạ hầu nên đặt ống thông nuôi ăn trước điều trị (mở dạ dày ra da là tốt nhất)
- Chăm sóc chân ống mở dạ dày ra da mỗi ngày.
Nuôi ăn ống thông qua da đúng cách để đạt lợi ích dinh dưỡng tối đa
- Cung cấp lượng dinh dưỡng chủ động và đầy đủ cho bệnh nhân trong lúc xạ trị.
- Giữ vùng hầu họng sạch, giảm bớt đau và viêm do thức ăn dính đọng vào vị trí viêm loét vùng hốc miệng.
- Đảm bảo bệnh nhân có đủ sức theo đuổi liệu trình xạ.
Cách bơm ăn qua ống thông
- Nên bơm ăn ở tư thế ngồi, nằm đầu cao 45˚
- Bơm 30 - 50ml nước lọc tráng ống trước và sau bơm ăn
- Bơm súp hoặc sữa làm nhiều lần trong ngày (khoảng 6 - 7 lần), mỗi lần không quá 5 - 6 ống (250 - 300 ml)
- Tránh bơm thuốc cùng với thức ăn, nên bơm thuốc cách xa bữa ăn khoảng 30 phút.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình