Hotline 24/7
08983-08983

Lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thiết bị y tế hiện đại để cấp cứu và điều trị đột quỵ

Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM sau khi hoàn thành sẽ cùng với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ và Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Đà Nẵng hình thành tổ hợp cấp cứu đột quỵ, đặt nền móng cho việc cấp cứu và đột quỵ cho người dân cả nước, vươn ra tầm khu vực và thế giới.

Đầu tư 1.000 tỷ đồng xây dựng Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM

Sáng 20/2, đã diễn ra lễ khởi công Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM, tại khu công nghệ kỹ thuật cao Thành phố Thủ Đức.

Đây là dự án trọng điểm để thực hiện theo tinh thần nghị quyết 31 của Trung ương Đảng về định hướng phát triển của TPHCM: “Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới, hướng tới mục tiêu là trung tâm chăm sóc sức khoẻ khu vực ASEAN”.

 Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM sau khi hoàn thành sẽ đặt nền móng cho việc cấp cứu và đột quỵ cho người dân cả nước, vươn ra tầm khu vực và thế giới

Dự án được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu công nghệ cao Thành phố mới Thủ Đức với giao thông kết nối thuận lợi tại cửa ngõ phía đông TPHCM, kinh phí 1.000 tỷ đồng, gồm 16 tầng, trên diện tích 11.000m2. Việc xây dựng trung tâm nhằm hướng đến hình thành hệ sinh thái công nghệ cao trong đào tạo y tế chuyên sâu, nghiên cứu khoa học về y tế, nghiên cứu về chẩn đoán - điều trị đột quỵ, thành lập các tổ hợp cấp cứu đột quỵ bao gồm mạng lưới cấp cứu đột quỵ tại TPHCM và cả nước, hướng đến điều trị cho người nước ngoài.

Hình thành trung tâm sản xuất thiết bị công nghệ điều trị đột quỵ hiện đại hàng đầu

Đặc biệt, đây sẽ là nơi chuyển giao công nghệ y tế, sản xuất các thiết bị công nghệ điều trị hàng đầu như stent, coils ống thông… phục vụ cho việc cấp cứu và điều trị đột quỵ. Đây được xem là bước đột phá, bởi hiện nay, 100% trang thiết bị phục vụ cho cấp cứu và điều trị đột quỵ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo TS.BS Trần Chí Cường, nếu như chi phí điều trị bình quân cho một bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam là 100 triệu đồng thì có đến 70% dành để chi trả trang thiết bị, dụng cụ công nghệ cao. Với số tiền ít ỏi của bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo, họ không thể nào chi trả được ngoài phần bảo hiểm y tế. Đây cũng là bế tắc mà các bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam hiện nay đang đối mặt.

Trên thực tế thời gian qua, các bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam, nhất là những bệnh nhân nghèo gần như phải cần sự giúp sức của các tổ chức, nhà hảo tâm mới có khả năng điều trị. Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chẩn đoán điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM sẽ giải quyết được bài toán về trang thiết bị, dụng cụ y tế, giúp giảm gánh nặng kinh tế, đưa công nghệ cao đến được với người dân và cứu chữa được nhiều người hơn. Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật của y bác sĩ Việt Nam.

Với kinh phí 1.000 tỷ đồng, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM sẽ là nơi chuyển giao công nghệ y tế, sản xuất các thiết bị công nghệ điều trị hàng đầu tại Việt Nam

Trung tâm quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đến từ Mỹ, châu Âu phối hợp cùng các chuyên gia, nhà khoa học, y bác sĩ trong mọi miền tổ quốc… với các phòng thực nghiệm, mô phỏng, phòng sạch… máy móc trang thiết bị hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Cùng với đó là đáp ứng nhu cầu khẩn cấp cho khu vực cửa ngõ phía đông thành phố và các tỉnh lân cận… giảm tải cho trung tâm TPHCM.

TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ, hiện nay, để tránh cho bệnh nhân tốn nhiều thời gian di chuyển đến bệnh viện, cần phát triển mạng lưới đột quỵ. Trong đó, vấn đề chất lượng là trên hết, sau đó mới nói đến số lượng. Nếu không tập trung về chất lượng, thay vì người bệnh ghé đúng bệnh viện họ phải đến nhiều bệnh viện, sau đó mới đi đến đúng bệnh viện cấp cứu và điều trị đột quỵ. Như vậy, sẽ tốn nhiều thời gian di chuyển, làm muộn thời gian vàng.

TS.BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TPHCM phát biểu khởi công Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM

Dự án Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu và điều trị đột quỵ S.I.S TPHCM sẽ được tiến hành xây dựng trong 2 năm. Như vậy, Trung tâm sau khi hoàn thành sẽ cùng với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ và Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế S.I.S Đà Nẵng hình thành tổ hợp cấp cứu đột quỵ, đặt nền móng cho việc cấp cứu và đột quỵ cho người dân cả nước, vươn ra tầm khu vực và thế giới.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X