Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì khi hóa trị để tránh tác dụng phụ và nguy cơ tái phát ung thư?

Phương pháp hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như chán ăn, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, rụng tóc, sụt sân…

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và kiêng kỵ một số thực phẩm để tránh tác dụng phụ và nguy cơ tái phát bệnh ung thư.

Phương pháp hóa trị trở thành một mô thức không thể thiếu trong việc điều trị hầu hết các loại ung thư, đặc biệt những ung thư ở giai đoạn lan rộng và giai đoạn di căn.

Ngày nay, chúng được bổ sung bằng thuốc hoóc-môn, thuốc miễn dịch, thuốc điều trị nhắm trúng đích… nên dù tác động chủ yếu trên tế bào ung thư, các chất này cũng làm ảnh hưởng nhất định lên các tế bào lành của cơ thể, gây ra các tác động bất lợi hay còn gọi là tác dụng phụ. 

Bởi vậy, phương pháp hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp như chán ăn, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, rụng tóc, sụt sân, suy nhược cơ thể,… Do đó, cần tránh những thực phẩm dưới đây để giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị và hạn chế tối đa sự tái phát của căn bệnh ung thư.

chiên rán
Đồ ăn chiên rán

Thực phẩm chiên rán, dầu mỡ

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chúng ta hạn chế những tác dụng phụ của hóa trị và giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn để chống chọi với bệnh ung thư. Trong số các món ăn nên bổ sung thêm vào thực đơn hằng ngày thì cũng có những thực phẩm mà người bệnh ung thư nên tránh trong quá trình hóa trị liệu, ví dụ như thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Những loại thức ăn chiên rán hoặc xào nhiều dầu, quá nhiều chất béo sẽ khiến cho dạ dày của người bệnh ung thư đang áp dụng hóa trị liệu khó có thể tiêu hóa được hết. Ngoài việc chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm chiên rán còn thiếu giá trị dinh dưỡng thiết yếu nên chúng không tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư. Hơn nữa, khi ăn những thực phẩm nhiều chất béo, người bệnh dễ bị buồn nôn và nôn mửa, đau bụng, dẫn tới tình trạng chán ăn, sợ ăn ngày càng tăng, khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ sụt cân, suy dinh dưỡng.

Thực phẩm nhiều đường và cay nóng

Thực phẩm ngọt, nhiều đường cũng được chống chỉ định cho bệnh nhân ung thư, kể cả khi người đó có điều trị bằng hóa trị hay không. Bởi tế bào ung thư cũng cần năng lượng để phân chia và tiếp tục tăng trưởng và cũng như các tế bào bình thường, tế bào ung thư có được năng lượng nhờ glucose.

hoá trị
Các tác dụng phụ của hóa trị sẽ dần biến mất sau khi trị liệu hoàn thành.

Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Khoa học tháng 4/2000, khẳng định rằng lượng đường trong máu tăng có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư, khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu này cũng cho rằng phản ứng của bệnh nhân với các loại thuốc hóa trị liệu có liên quan chặt chẽ với khả năng tăng hoặc giảm lượng đường trong máu cùng hiệu quả của insulin. Vậy nên, người bệnh ung thư nên hạn chế ăn đồ ngọt, hoàn toàn bỏ qua những loại thực phẩm có nhiều đường là tốt nhất.

Tránh những thực phẩm cay và nóng vì phương pháp hóa trị thường làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư, khiến người bệnh dễ bị nấm miệng hoặc xuất hiện các vết lở loét trong miệng. Những mô trong khoang miệng dễ dàng bị tổn thương và có nguy cơ trầm trọng hươn nếu chúng ta ăn những thực phẩm quá cay hoặc quá nóng.

Ngoài ra, thực phẩm cay nóng còn có thể gây ra tình trạng trào ngược acid trong dạ dày, làm trầm trọng thêm triệu chứng buồn nôn và nôn mửa, khiến bệnh nhân càng khổ sở vì mất cân bằng dinh dưỡng sau hóa trị. Do đó, tốt nhất là người bệnh nên ăn những thức ăn có vị nhạt, nhẹ và thanh đạm.

Theo TH - Sức khỏe cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X