Hotline 24/7
08983-08983

Kháng thuốc kháng sinh có thể khiến 10 triệu người chết mỗi năm, nguy hiểm hơn Covid-19

Đây là cảnh báo được đưa ra tại Hội thảo "Chương trình phòng, chống kháng thuốc tại TPHCM" được Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM tổ chức nhằm tuyên truyền, trao đổi thông tin về mối nguy hại kháng thuốc cho hơn 30 nhà báo hoạt động trong lĩnh vực y tế vào sáng 21/11 tại TPHCM.

Hội thảo kháng kháng sinhTheo các chuyên gia y tế, ở Việt Nam, mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng. Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

phòng chống kháng thuốc tại TPHCM

Chương trình phòng, chống kháng thuốc tại TPHCM"Chương trình phòng, chống kháng thuốc tại TPHCM" được Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM tổ chức với mục đích đẩy mạnh các hoạt động phòng chống kháng thuốc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

TS.BS Nguyễn Vinh ChâuTS.BS Nguyễn Vinh Châu - Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TPHCM, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM phát biểu khai mạc.

Kháng kháng sinh tại Việt nam“Kháng kháng sinh không chỉ là tình trạng riêng tại Việt Nam mà nó xảy ra trên toàn cầu. Nguy cơ không còn kháng sinh nào để điều trị cho bệnh nhân nặng là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới và tất cả các Hiệp hội trên thế giới, Bộ Y tế cũng đã cam kết thực hiện hiệu quả chương trình quản lý kháng sinh cho hợp lý, tránh sự xuất hiện các loại kháng sinh còn lại bị kháng.

Sủ dụng kháng sinh đúng cáchTrong tuần lễ tháng 11 này, chủ đề của năm nay là 'Hãy sử dụng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta'. Nếu như chúng ta sử dụng kháng sinh không phù hợp, lạm dụng kháng sinh thì chúng sẽ bị đề kháng. Như vậy, trong tương lai chúng ta sẽ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng và không còn kháng sinh điều trị thì đây là thách thức rất lớn của các bệnh nhiễm trùng”.

phòng chống đề kháng kháng sinh tại TPHCMHội thảo gồm 4 bài báo cáo, tập trung các vấn đề như: Tổng quan về đề kháng kháng sinh; Kháng kháng sinh và chăn nuôi; Quản lý sử dụng kháng sinh và Hoạt động phòng chống đề kháng kháng sinh tại TPHCM.

TS.BS Nguyễn Vinh Châu “mở màn” với bài trình bày “Tổng quan về đề kháng kháng sinh”, cung cấp lịch sử và thông tin tổng quan về tình trạng kháng kháng sinh.

Với phong cách dí dỏm, TS.BS Nguyễn Vinh Châu chia sẻ, ở thời kì sơ khai, y học hiện đại lúc bấy giờ đã đúc kết, rửa tay chính là phương pháp hữu hiệu nhất để trị nhiễm trùng khi không có kháng sinh. Điều này làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm trùng trong ngoại khoa.

Kháng kháng sinh đã trở thành vấn nạn toàn cầu. Theo tính toán, đến năm 2050 sẽ có khoảng hơn 10 triệu người chết mỗi năm do kháng kháng sinh. Đây là cảnh báo theo số liệu thống kê công khai. Viễn cảnh xấu hơn hoàn toàn có thể xảy ra nếu không kiểm soát được tình hình.

Chính vì thế, các nhà quản lý y tế trên thế đang ra sức quản lý sử dụng kháng sinh trước khi không còn gì để quản lý. Việc quản lý này còn nhằm: Tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý; Giảm hậu quả không mong muốn khi dùng kháng sinh; Nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh; Ngăn ngừa vi khuẩn đề kháng kháng sinh; Giảm chi phí y tế...

Kháng kháng sinh không chỉ xuất phát từ việc người dân tự ý sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh mà một phần nguyên nhân từ việc chân nuôi. Tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây cũng là vấn đề được PGS.TS.BS Ngô Thị Hoa - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford trình bày trong bài “Kháng sinh và chăn nuôi”.

Trớ trêu, việc dử dụng kháng sinh trong nông nghiệp dù là điều trị, phòng bệnh hay tăng trọng đều là ở quyết định của con người. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi cho động vật nhằm kích thích tăng trưởng, điều trị bệnh khiến cho người ăn lại chính là thủ phạm gây ra tình trạng kháng kháng sinh cho con người.

Ở Việt Nam, mô hình chăn nuôi V-A-C (vườn ao chuồng) được áp dụng khá phổ biến ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, ngoài tiêu thụ thực phẩm thì các chất thải của động vật thải ra môi trường lại làm tăng sự kháng kháng sinh. Các bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng kháng sinh trong chăn nuôi sẽ dẫn đến mang vi trùng kháng thuốc trên người chăn nuôi và cộng đồng.

PGS.TS.BS Ngô Thị Hoa khuyến cáo, cần có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nông nghiệp trong việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi để lợi ích kinh tế không được vượt qua tác hại cho y tế.

ThS.DS Huỳnh Phương Thảo - Trưởng khoa Dược - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trình bày bài báo cáo "Sự cần thiết phải quản lý sử dụng kháng sinh, chương trình Quản lý kháng sinh tại bệnh viện".

Theo ThS.DS Huỳnh Phương Thảo, nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh hiện nay bao gồm: kê kháng sinh quá nhiều không hợp lý; Người bệnh không dùng hết liều; Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi thủy sản; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện và phòng khám chưa tốt; Thiếu vệ sinh và hệ thống vệ sinh yếu kém và Chưa có thuốc kháng sinh mới.

Tại Việt Nam, có trên 50% thuốc sử dụng cho người là kháng sinh và phần lớn được bán tại nhà thuốc. 90% kháng sinh được bán tại nhà thuốc không bán đơn thuốc.

Bộ Y tế đang tăng cường các hoạt động quản lý thuốc tại bệnh viện và nhà thuốc trên cả nước. Qua đó, tăng cường thêm các biện pháp sinh hoạt thân nhân người bệnh - truyền thông giáo dục sức khỏe tại bệnh viện; Tham dự các Hội thảo và Hội nghị nhằm nâng cao các kiến thức năng lực, chia sẻ kinh nghiệm.

DS.CK2 Lê Hoàng Nhã - phòng nghiệp vụ Dược - Sở Y tế TPHCM trình bày bài "Những hoạt động phòng chống đề kháng kháng sinh tại TPHCM".

Theo DS.CK2 Lê Hoàng Nhã, trong những năm gần đây, Sở Y tế đẩy mạnh các phương thức truyền thông hữu ích nhất với người bán thuốc để tăng cường sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý, an toàn. Bước đầu, chương trình nhận được sự quan tâm của lãnh đạo và thực hiện tại 1 địa bản, đạt kết quả khá khả quan.

Qua đó, thông qua các phương tiện như: Tờ rơi, pano, áp phích; Chương trình báo đài; Chương trình TV; Loa phát thanh tại thông, xóm phường; Internet... cho hiệu quả tích cực.

Ngày 13/11 mới đây, Sở Y tế đã phê duyệt chương trình hành động "Phát triển dược lâm sàng, chuỗi cung ứng dược tại TPHCM giai đoạn 2020 - 2025" nhằm đảm bảo tráng lạm dụng thuốc.

Tổng kết Hội thảo, các chuyên gia đều muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng: Chỉ trong những trường hợp nguy bách thì mới nên sử dụng kháng sinh. Nên kiểm soát kháng sinh chặt chẽ và sử dụng một cách hiệu quả, đừng để tuột khỏi tay cứu cánh cuối cùng trước những bệnh nhiễm trùng.


TS.BS Nguyễn Vinh Châu nhấn mạnh: “Khuyến khích người dân chủ động tiêm ngừa vắc xin đối với những bệnh mà y học đã tìm ra chìa khóa chặn đứng bệnh, từ đó cơ thể tạo được miễn dịch chủ động, bảo vệ cơ thể. Vắc xin chính là một vũ khí hữu hiệu nhất, cấp thiết nhất để góp phần chặn đứng tình trạng kháng kháng sinh hiện nay”.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X