Hotline 24/7
08983-08983

Vướng họng khi nuốt, khạc đờm trắng dính, biểu hiện bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Trước đây em bị cảm cúm dai dẳng, uống thuốc mãi mới khỏi. Và cũng từ khi đó tới giờ đã 6 tháng rồi mà họng em lúc nào cũng cảm giác vướng víu khi nuốt, khạc nhổ ra thì đờm màu trắng dính. Em không bị sốt hay đau rát gì cả, cũng không ợ chua hay đầy bụng, không xuất hiện hạch ở cổ, thành họng màu hơi ửng đỏ tia mạch máu. Em uống đủ loại thuốc viêm họng mà chẳng khỏi. Bác sĩ có thể chỉ giúp xem em bị sao ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Vướng đàm trong cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vướng đàm trong cổ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Triệu chứng vướng đàm trong cổ thường gặp trong hội chứng chảy dịch mũi sau, viêm họng hạt, loạn cảm họng do trào ngược dạ dày thực quản, do thiếu nước khô họng, viêm phế quản mạn (đặc biệt người có hút thuốc lá)... Vì thế, tốt hơn hết em nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ khám và soi kỹ khu vực hầu họng, xác định bệnh để em yên tâm và tư vấn hướng điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, em nên vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Lớp niêm dịch này có chức năng làm ấm, ẩm không khí trước khi không khí đi vào phổi, đồng thời tham gia vào quá trình bắt giữ và vận chuyển các vi khuẩn, bụi bẩn đi vào đường hô hấp, xuống họng vào thực quản để sau đó các vi khuẩn và bụi bẩn này được tiêu hóa bởi các enzyme và dịch tiết của đường tiêu hoá. Khi chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được quá trình diễn ra trong cơ thể này, có nghĩa là chúng ta đang khoẻ mạnh.

Nhưng khi chúng ta cảm nhận rõ được quá trình này thì có nghĩa là có quá nhiều niêm dịch hơn bình thường. Và đây được gọi là triệu chứng chảy dịch mũi sau.

Bệnh nhân thường mô tả triệu chứng này như có chảy dịch từ hai hố mũi ngược ra vòm mũi họng, xuống thành sau họng một cách tự nhiên, khi có khi không; hoặc ứ đọng dịch trong hai hố mũi, hoặc ở vòm mũi họng làm bệnh nhân khó chịu, phải khịt khạc. Một số bệnh nhân còn mô tả họ như có cảm giác vướng đàm trong họng nhưng không khạc được, làm họ cứ tằng hắng hoặc cảm giác như có một khối u trong họng làm vướng víu khó chịu.

Ở những bệnh nhân khác, dịch chảy xuống họng tạo ra một điểm kích thích gây ngứa, gây nhột nhoạt, khiến họ phải ho thành tràng bất chợt, hay tằng hắng, cảm giác lúc nào cũng khó ở, mệt mỏi, bất tiện và không tự tin trong giao tiếp.

Dịch chảy mũi sau thường có màu trắng trong hoặc hơi đục không mùi trong trường hợp sau nhiễm siêu vi của đường hô hấp trên, viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vận mạch viêm vòm mũi họng do trào ngược.

Dịch cũng có thể đặc vàng hoặc xanh có mùi hôi trong trường hợp có nhiễm khuẩn từ mũi xoang. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào bệnh nhân có thể khạc ra chất dịch này được để cảm thấy dễ chịu hơn.

Tùy theo nguyên nhân của bệnh mà sẽ có cách điều trị tương ứng phù hợp cho từng bệnh nhân.

Kháng sinh chỉ được sử dụng trong trường hợp có bằng chứng nhiễm trùng nếu như dịch chảy mũi sau là đàm xanh có mùi hôi, có bằng chứng của bệnh lý viêm mũi xoang cấp do vi khuẩn hoặc viêm mũi xoang mạn tính có nhiễm khuẩn.

Các thuốc điều trị thông thường bao gồm thuốc kháng viêm, kháng dị ứng, rửa mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm, xịt thuốc kháng viêm.

Đặc biệt trong trường hợp chảy mũi sau do sau nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, xông nước ấm với tinh dầu theo cách làm trong dân gian cũng có hiệu quả rất tốt.

Nếu chảy mũi sau do bệnh lý trào ngược họng thanh quản, việc điều trị sẽ bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và uống thuốc giảm tiết axít từ một đến hai tuần.

Trong trường hợp bệnh kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa nên thực hiện nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày thực quản để xác định chẩn đoán cũng như để loại trừ một số bệnh lý khác của đường hô hấp trên.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X