Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao giọng nói không cải thiện dù đã phẫu thuật hở vòm miệng?

Câu hỏi

Chào BS, Em năm nay 26 tuổi, đã phẫu thuật hở vòm miệng 2 lần ở BV Răng Hàm Mặt Trung ương 2 lần nhưng giọng nói vẫn không được cải thiện. BS cho em lời khuyên với ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Giọng nói không cải thiện sau phẫu thuật hở vòm miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Giọng nói không cải thiện sau phẫu thuật hở vòm miệng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Giọng nói của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bên cạnh khu vực họng miệng thì vai trò quan trọng nhất thuộc về thanh quản và thói quen phát âm. Trước tiên bạn cần khám lại chuyên khoa Răng Hàm Mặt xem tổn thương ở vùng hàm mặt đã thật sự ổn định và trở về bình thường chưa.

Nếu BS chuyên khoa xác nhận phẫu thuật thành công, bạn không còn bất thường đáng kể vùng hàm mặt  gây ảnh hưởng giọng nói thì có lẽ liên quan đến bất thường phát âm hoặc bất thường dây thanh. Các trường hợp này bạn nên tới BV chuyên khoa Tai Mũi Họng để được kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp bạn nhé!

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Hở vòm miệng (hay còn gọi là hở hàm ếch) là một dị tật bẩm sinh với nhiều mức độ khác nhau, nhẹ nhất là tách đôi lưỡi gà và nặng nhất là tách toàn bộ vòm mềm và xương khẩu cái. Sự biến dạng của vòm miệng dẫn đến tình trạng rối loạn phát âm và một số rối loạn khác về chức năng hô hấp, ăn uống và thính giác.

Thời gian thích hợp để phẫu thuật sửa chữa dị tật này là từ một đến hai tuổi, đây là giai đoạn trẻ có thể khắc phục nhanh những rối loạn về phát âm. Nếu để đến 10-15 tuổi khi những lỗi phát âm đã trở thành thói quen mới đi phẫu thuật thì khả năng khắc phục tình trạng nói ngọng rất khó khăn. Nhưng nếu rèn luyện kiên trì và theo học các lớp phục hồi chức năng cũng sẽ cải thiện được nhiều.

Những trẻ đã được phẫu thuật mà vẫn nói ngọng là do những nguyên nhân sau: Phẫu thuật đóng kín khe hở vòm chưa đủ để vòm mềm hoạt động một cách bình thường, xuất hiện lỗ thông ở vòm miệng làm thoát khí từ miệng lên mũi, sau phẫu thuật trẻ không được luyện tập về vòm mềm và các cơ miệng một cách thỏa đáng và trẻ không được tập luyện cách phát âm mới.

Nếu tình trạng nói ngọng không cải thiện ngay cả khi đã theo các khóa luyện tập phát âm, cần cho trẻ đến bác sĩ tạo hình để kiểm tra và đánh giá tình trạng thiểu năng vòm hầu, nguyên nhân chính dẫn đến những rối loạn phát âm của trẻ. Sau đó bác sĩ sẽ quyết định có nên phẫu thuật chỉnh lại vòm hầu hay không. Nguyên tắc của loại phẫu thuật này là làm thu nhỏ lỗ hầu mũi và giảm tình trạng thoát khí lên mũi khi trẻ phát âm.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X