Hotline 24/7
08983-08983

Uống thuốc bị nghẹn là triệu chứng của bệnh nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Vợ tôi mỗi lần uống thuốc hay nghẹn ở cổ họng, khoảng 1 tiếng mới hết. Xin hỏi bác sĩ đó là triệu chứng gì? Xin cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Uống thuốc bị nghẹn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống thuốc bị nghẹn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Có nhiều nguyên nhân khiến vợ bạn uống thuốc bị nghẹn, ví dụ như do nuốt chửng viên thuốc với nước bọt mà không uống nước, thực quản bị chít hẹp hoặc bị tắc nghẽn do bệnh lý (thường sẽ nuốt nghẹn với cả thức ăn), uống thuốc khi nằm, viên thuốc quá lớn…

Nếu uống thuốc bị nghẹn trong trường hợp dùng viên lớn, bạn có thể thông báo với bác sĩ điều trị để đổi loại thuốc phù hợp hơn. Ngoài ra, nếu triệu chứng nuốt nghẹn thường xảy ra kể cả khi ăn thức ăn đặc, bạn nên đưa vợ khám chuyên khoa Tiêu hoá để tầm soát một số bệnh lý của thực quản bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Toàn bộ thực quản được lót một lớp niêm mạc màu hồng, trơn nhẵn giống như niêm mạc miệng. Niêm mạc thực quản rất dễ dàng tổn thương, thường nhất là do hiện tượng trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản, gây ra biểu hiện ợ nóng, tuy ít gặp hơn, nhưng nguy hiểm là viêm thực quản do thuốc.

Viêm thực quản do thuốc xảy ra khi uống viên thuốc với ít nước; Nuốt chửng không có nước; Thực quản bị chít hẹp hoặc bị tắc nghẽn do bệnh lý; Uống thuốc khi nằm; Viên thuốc quá lớn. Điều này khiến viên thuốc bị kẹt lại ở thực quản không xuống được dạ dày, tiếp tục tan rã, phóng thích dược chất, làm tác động đến niêm mạc thực quản. Đặc biệt, các viên thuốc được bào chế dưới dạng viên nang (con nhộng), lớp vỏ thuốc sẽ bị mềm rất nhanh khi gặp môi trường ẩm và dễ bám dính trên thành thực quản khi uống ít nước.

Nồng độ thuốc tại chỗ quá cao sẽ gây ra độc tính trực tiếp trên thành thực quản, hoặc một số thuốc khi tan rã sẽ tạo ra những chất có tính kiềm hoặc acid làm bỏng thành thực quản và có thể tạo ra ổ loét lớn hoặc nhiều ổ loét. Các biểu hiện gợi ý biểu hiện viêm thực quản là: Đau ngực, nuốt đau và nuốt ngẹn.

Thông thường những viên thuốc quá lớn được sản xuất không phải để uống trực tiếp hay nguyên cả viên, vì thế, nếu thấy viên thuốc có kích thước lớn hay hình dạng khác thường, bạn phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Bạn cần báo với bác sĩ chữa trị về tình trạng cồn cào và nuốt nghẹn để có hướng xử trí kịp thời.

Nhằm tránh chứng viêm thực quản do thuốc, bạn phải dùng thuốc với ít nhât 100–150 ml nước, sau đó phải đứng hoặc ngồi trong ít nhất 30 phút, không dùng thuốc khi nằm.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X