Hotline 24/7
08983-08983

Tụt huyết áp, buồn nôn khi sinh mổ do gây tê hay sốc thuốc?

Câu hỏi

Chào BS, Em 28 tuổi. Đã mổ lấy thai 2 lần vào 02/2012 và 07/2013 , nhưng không may bé đầu đã mất sau sinh 10 tháng do bị nhiễm trùng thai (rubella). Đến tháng 12/2013 em có thai ngoài ý muốn được 6 tuần thì phá thai nội khoa. Nay em đã có thai lại 5 tuần. Em đang rất lo lắng về 2 vấn đề xin BS tư vấn giúp em. Lần mang thai này em muốn giữ bé được không, nếu phải sinh mổ có nguy hiểm cao không? Trong lần sinh mổ bé thứ 2, sau khi vừa gây tê, em bị tụt huyết áp rất thấp, buồn nôn nhiều, cổ họng cứng lại rất khó thở, đây có phải là phản ứng bình thường khi gây tê hay em bị sốc thuốc? Em đang rất hoang mang xin BS tư vấn giúp em và cho em những lưu ý. Em xin cảm ơn BS rất nhiều. (Hà Oanh - bkhang...@yahoo.com)

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trước hết, hiện nay kỹ thuật sanh mổ nói chung khá hoàn thiện, duy trì được khả năng sinh sản của phụ nữ và ít biến chứng. Tuy nhiên sự lành vết mổ còn tùy thuộc cơ địa, kỹ thuật của bác sĩ, nhiễm trùng hay không. Nói chung mỗi lần mổ là mỗi lần nguy cơ, nguy cơ trong quá trình mang thai là vết mổ mỏng, đau. Nguy cơ khi phẫu thuật là vết mổ dính, làm tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương cơ quan lân cận. Bạn vẫn có thể cân nhắc giữ thai, nhưng nên khám, theo dõi thai và sanh ở cơ sở y tế có phòng mổ.

Kỹ thuật giảm đau khi sanh mổ trước đây thường gây mê nội khí quản, ngày nay đa số là gây tê tủy sống. Biến chứng thường gặp của gây tê tủy sống là tụt huyết áp ngay sau khi gây tê và đau đầu, đau gáy sau mổ. Theo mô tả của bạn, khả năng bạn bị tụt huyết áp khi gây tê tủy sống, xử trí đơn giản là bơm dịch nhanh để nâng huyết áp mà ít khi phải sử dụng đến thuốc vận mạch.

Phòng ngừa tụt huyết áp khi gây tê là nằm tư thế hơi nghiêng, tránh nhịn ăn uống quá lâu gây giảm thể tích tuần hoàn (có thể uống nước trong trước 3 tiếng trước mổ, nhịn ăn 6 tiếng), truyền dịch nước - điện giải trước gây tê. Bạn cũng nên cung cấp đầy đủ thông tin này cho nhân viên y tế khi khám tiền mê trước mổ bạn nhé!

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X