Hotline 24/7
08983-08983

Trong toa thuốc của mẹ tôi có loại nào gây ho vậy BS?

Câu hỏi

Chào BS, Mẹ tôi vừa đặt stent phủ thuốc tại BV Chợ Rẫy. Vì chúng tôi ở quê không có điều kiện vào Chợ Rẫy ngay nên cần BS tư vấn. Trong toa thuốc có một loại có tác dụng phụ gây ho, tôi muốn biết là loại nào và sẽ thay thế bằng thuốc gì? Toa thuốc gồm: 1. Aspirin 81mg, 2. Plavix 75mg, 3. Tanatril 5mg, 4. Lipitor 10mg, 5. Suncardivas 6.25mg, 6. Imidu 60mg, 7. Panto-denk 20mg.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Loại thuốc nào trong toa gây ho cho mẹ tôi? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Loại thuốc nào trong toa gây ho cho mẹ tôi? Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trong toa thuốc của mẹ bạn có 1 loại thuốc có tác dụng gây ho là Tanatril, một thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển có chỉ định sử dụng cho bệnh nhân bệnh mạch vành sau đặt stent vì mang lại nhiều hiệu quả. Tác dụng phụ gây ho của ức chế men chuyển là không thể dự đoán trước được, tùy người bệnh, do đó không phải BS Chợ Rẫy biết trước được mẹ em sẽ bị ho do thuốc mà cố tình kê thuốc này cho mẹ em.

Khi người bệnh bị tác dụng phụ gây ho của ức chế men chuyển thì BS sẽ thay thế bằng nhóm thuốc khác cho bệnh nhân bệnh mạch vành sau đặt stent là nhóm ức chế thụ thể. Cụ thể sẽ dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu thì bắt buộc người bệnh phải đến BV để thăm khám trực tiếp, đo huyết áp, hỏi bệnh và thăm khám, kê toa đàng hoàng, đây là luật của Bộ Y tế. Gia đình em ở quê xa BV Chợ Rẫy (nơi đặt stent mạch vành), thì có thể đến BV tuyến quận huyện theo BHYT và gần nhà, đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch để được điều chỉnh thuốc phù hợp, em nhé.

Thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Thuốc Tanatril® thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Thuốc Tanatril® chứa hoạt chất imidapril, là một thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI). Nếu bạn mắc bệnh tăng huyết áp, thuốc Tanatril® hoạt động bằng cách làm mở rộng mạch máu, giúp vận chuyển máu dễ dàng hơn, từ đó giúp làm giảm mức huyết áp trong cơ thể. Đồng thời, thuốc còn giúp tim bơm máu dễ dàng hơn qua các mạch máu.

Bệnh nhân cần phải báo với bác sĩ ngay lập tức và ngừng dùng thuốc nếu mắc bất cứ tác dụng phụ nào sau đây:

- Đau đầu, choáng váng, mê sảng, có thể kèm theo giảm tầm nhìn, điều này cần được theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị hoặc khi tăng liều lượng thuốc;
- Khó thở;
- Phát ban hoặc ngứa;
- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, gây sưng phù mặt hoặc cổ họng (phù mạch);
- Phồng rộp da, miệng, mắt và cơ quan sinh dục (hoại tử biểu mô nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson);
- Vàng da hoặc mắt do vấn đề về gan hoặc máu.

Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn mắc bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:

Tác dụng phụ phổ biến (1/10)

- Mệt mỏi, buồn ngủ;
- Ho;
- Cảm giác bệnh (buồn nôn).

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X