Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Bệnh nhân đang uống thuốc sau đặt stent mạch vành có nguy cơ đột quỵ không?
Câu hỏi
BS cho tôi hỏi, Đã đặt stent mạch vành được 2 năm, hiện vẫn đang uống thuốc điều trị, xin hỏi có nguy cơ bị đột quỵ không?
Trả lời
Đặt stent mạch vành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Người có bệnh mạch vành đã đặt stent luôn có nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát (những nhánh mạch vành khác), nguy cơ này thấp hay cao tùy thuộc vào việc có tuân thủ điều trị hay không, chứ không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ đột quỵ được.
Lý do là tại thời điểm người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp cần đặt stent, thì chắc chắn mạch máu não cũng đã có hiện tượng xơ vữa mạch máu rồi, vì cấu trúc mạch máu não và mạch vành có nhiều điểm giống nhau và xơ vữa mạch máu ảnh hưởng lên mạch máu toàn thân, chứ không chỉ mạch vành bị mà mạch máu não không bị.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ đột quỵ, nguy cơ nhồi máu cơ tim tái phát cùng các biến chứng khác của bệnh xơ vữa động mạch, người bệnh cần: uống thuốc đúng theo hướng dẫn của BS, mua máy đo huyết áp tự động để kiểm tra huyết áp tại nhà trước và sau khi ngủ dậy, tái khám định kỳ để kiểm tra mỡ máu, các biến chứng sớm của bệnh...
Song song đó, người bệnh cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Khi các mảng xơ vữa tiến triển làm hẹp lòng mạch trên mức 50 - 70%, động mạch vành sẽ không còn khả năng để cung cấp đủ oxy cho cơ tim, nhất là khi người bệnh vận động, tập thể dục hoặc làm việc nặng, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim với biểu hiện là cơn đau thắt ngực, khó thở. Và nếu tỷ lệ chít hẹp tới 90 - 99%, cơn đau thắt ngực không ổn định có thể xuất hiện dữ dội hơn, mảng xơ vữa nứt vỡ và cục máu đông hình thành trên các mảng bám, động mạch vành đứng trước nguy cơ bị tắc hoàn toàn, nguy cơ tử vong ở người bệnh là khó tránh khỏi. Để ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim cấp lấy đi tính mạng bệnh nhân, biện pháp can thiệp đặt stent sẽ được cân nhắc thực hiện. Can thiệp đặt stent mạch vành qua da là phương pháp hiệu quả để tái lưu thông động mạch vành. Một ống thông nhỏ (catheter) có gắn bóng và giá đỡ kim loại được đưa qua động mạch đùi hoặc cổ tay. Khi đến vị trí bị tắc, bóng được thổi phồng lên trong khoảng 1 phút, nén mảng bám để mở rộng lòng mạch và giá đỡ được giữ lại nhằm duy trì sự lưu thông của mạch máu. Thời gian thực hiện thủ thuật thường trong vòng 1 giờ, sau khi thực hiện, người bệnh cần ở lại nội trú để được theo dõi ít nhất 1-2 ngày. Sau khi đặt stent mạch vành, người bệnh cần tái khám định kỳ thường xuyên để được bác sĩ kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe mạch vành và định hướng phương pháp chữa trị đối phó hiệu quả với các bệnh lý tim mạch tránh biến chứng nghiêm trọng cấp cứu không kịp thời. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình