Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có uống Hapacol được không?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho em hỏi, Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có uống Hapacol được không?

Trả lời
Bé sơ sinh bị sốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé sơ sinh bị sốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Khi trẻ bị sốt, nhất là trẻ có tiền căn co giật do sốt cao phụ huynh cần nhanh chóng giúp trẻ hạ sốt bằng những phương cách hợp lý và an toàn, trong đó sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách là điều cần chú ý.

Thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol dạng gói có thành phần chính là Paracetamol, gồm 3 loại hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg, chỉ định hạ sốt, giảm đau cho trẻ trong các trường hợp: cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, mọc răng, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật,…

Bé nhà bạn 2 tháng tuổi, trong trường hợp nếu sốt trên 38,5 độ C thì có thể cho bé uống thuốc hạ sốt Hapacol 80mg với liều lượng 1/2 gói/lần. Đây là dạng dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Khi cho trẻ uống nên hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.

Lưu ý, cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 6 giờ nếu trẻ còn sốt và dùng không quá 5 lần/ngày.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và sốt không phải một loại bệnh trẻ em. Sốt được hiểu khi nhiệt độ cơ thể trẻ sốt cao trên 37,5 độ C. Sốt thường kèm theo các triệu chứng như bú ít, mệt mỏi, bé hay quấy khóc, nhức mỏi toàn thân.

Khi thấy trẻ sơ sinh bị sốt, đa phần các mẹ thường tỏ ra cuống quýt, nhất là đối với những ai lần đầu làm mẹ. Sự bất an này hiện diện ngay khi nhận thấy thân nhiệt bé trở nên cao hơn bình thường dù bé chỉ sốt nhẹ.

Thực tế, trẻ sơ sinh bị sốt ở nhiệt độ không quá 38,5 độ C, mẹ đừng lo lắng thái quá bởi cơn sốt này có thể tạo điều kiện cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt, vì thế cha mẹ cần tìm hiểu kỹ rồi cân nhắc phương pháp điều trị cho bé.

Ngoài ra, mẹ cần quan sát thêm các triệu chứng đi kèm nếu thấy bé rét run, xuất huyết, co giật, khó thở, người tím tái, li bì… nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện sốt, mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ nhanh bằng cách thay quần áo rộng, thoáng mát để cơ thể tỏa bớt nhiệt. Để bé nằm ở nơi thoáng mát nhưng tránh những chỗ có gió lộng.

Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt thường làm trẻ bị mất nước. Đồng thời, thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế cách 4 giờ 1 lần.

Dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau người cho bé, đặc biệt là ở vùng nách, bẹn, vì nước ấm có công dụng làm giãn mạch máu giúp cho thân nhiệt từ từ giảm xuống. Lưu ý không nên đắp khăn lên ngực vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi.


BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh
Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi đồng 2

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X