Hotline 24/7
08983-08983

Tim đập nhanh, hay chóng mặt, triệu chứng của bệnh gì?

Câu hỏi

Dạ vừa qua em nhận được câu trả lời bác sĩ, em cảm ơn ạ. Em có làm xét nghiệm máu ạ. Trước đó em không có dùng thuốc, trạng thái tâm lí cũng ổn định ạ. Bác sĩ điều trị cũng không nói gì. Nhưng em hay bị tình trạng tim đập nhanh, hay chóng mặt nên em muốn được tư vấn thêm. Em thành thật biết ơn ạ!

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hiện tượng tim đập nhanh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng tim đập nhanh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Với loại xét nghiệm Catecholamine huyết tương thì giá trị của adreanaline và noradrenaline trong giới hạn bình thường, riêng dopamine tăng nhẹ. Kết quả này ít hướng tới bệnh lý u tủy thượng thận.

Như vậy, tình trạng tim đập nhanh của em có thể do nguyên nhân khác (hệ thống tạo nhịp và dẫn truyền xung điện trong tim, hệ thống thần kinh thực vật, bệnh lý tuyến giáp...), em nên trình bày với bác sĩ điều trị về hiện tượng này và yêu cầu tư vấn hướng giải quyết tiếp theo. Nếu bác sĩ tiếp tục "không nói gì" thì em nên đổi bác sĩ chuyên khoa Tim mạch khác để theo dõi bệnh cho em, đó là quyền khám và chữa bệnh của em, em nhé.

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:


>> Tim đập nhanh 160 lần/phút, khó thở, hồi hộp, triệu chứng bệnh gì?

Tim đập nhanh hay nhịp tim nhanh là cảm giác khi tim của bạn đập nhanh hơn bình thường hoặc lỡ một nhịp. Bạn có thể cảm thấy tim mình như đang đập thình thịch hoặc nhịp đập bất thường. Tình trạng này đôi khi xảy ra với cả cổ, họng hoặc lồng ngực.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

- Khó thở;
- Chóng mặt;
- Mệt mỏi;
- Nhịp thở bất thường;
- Đau ngực;
- Đầu óc quay cuồng;
- Ngất xỉu.

Một số người mắc chứng nhịp tim nhanh không có những triệu chứng trên và bệnh chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm sức khỏe.

Cách điều trị tim đập nhanh tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong một số trường hợp, tình trạng tim đập nhanh không gây nguy hiểm và không cần bất kì phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh xảy ra do các nguyên nhân tiềm ẩn khác, bác sĩ sẽ cho bạn một số giải pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng trở nên tệ hơn.

- Dùng thuốc. Một số loại thuốc nhất định có thể giúp làm chậm nhịp tim. Tim đập nhanh làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, bạn sẽ được kê thuốc làm loãng máu để ngăn chặn đột quỵ hoặc những cơn đau tim;
- Vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác như thao tác dây thần kinh phế vị hoặc sử dụng thiết bị gây sốc để khiến tim trở lại nhịp đập bình thường;
- Phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ các nhịp dư;
- Máy phát nhịp. Máy phát nhịp là một thiết bị nhỏ và được đặt ở dưới da giúp điều tiết nhịp tim;
- Máy chuyển nhịp tim. Đây là một thiết bị được cấy ghép vào ngực bệnh nhân thông qua phẫu thuật, giúp điều chỉnh nhịp tim để giữ nhịp đập bình thường.

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng tim đập nhanh nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Hiểu rõ triệu chứng và các yếu tố nguy cơ để điều trị càng sớm càng tốt;
- Hạn chế căng thẳng bằng các liệu pháp thư giãn như tập yoga, hít thở sâu;
- Tránh thuốc lá và caffeine;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh;
- Theo dõi và kiểm soát huyết áp cũng như nồng độ cholesterol.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X