Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Tiểu không hết, tiểu buốt, thường xuyên mắc tiểu... triệu chứng của bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em là nữ, năm nay 25 tuổi. Khoảng 3 tháng nay em lúc nào cũng thấy mắc tiểu, cảm giác tiểu không hết, sau khi đi tiểu vẫn thấy khó chịu, sáng ngủ dậy tiểu có hơi buốt 1 chút, còn chiều và tối thì không buốt nữa. Em xét nghiệm nước tiểu 3 lần không phát hiện vi khuẩn, bác sĩ cho uống Vesicare 1 tháng, em thấy đỡ nhưng đến tuần cuối cùng thì bị lại. Em đi xét nghiệm nước tiểu thêm lần nữa thì phát hiện có vi khuẩn, bác sĩ cho uống Fudantine 1 tuần nhưng không khỏi, uống thêm Ciflox 3 ngày vẫn không khỏi. Thi thoảng em bị đau ở vùng xương mu lan dần xuống 2 đùi, cũng hay thường đau lưng. Tia nước tiểu không mạnh, sau khi tiểu xong thì nước tiểu ra thêm 1 ít nữa, nhỏ giọt, nước tiểu trong. Bác sĩ đã làm xét nghiệm và kết luận rằng em không bị hẹp đường tiểu, cũng không có sỏi. Em cảm thấy rất khó chịu, không muốn đi đâu, buổi tối rất khó đi vào giấc ngủ vì lúc nào cũng thấy mắc tiểu. Xin hỏi bác sĩ là em mắc bệnh gì và cách chữa trị ra sao?
Trả lời
Có nhiều nguyên nhân gây ra tiểu lắt nhắt, tiểu buốt kéo dài. Thường gặp nhất là do nhiễm trùng tiểu, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, vì họ có niệu đạo ngắn hơn nên dễ bị nhiễm trùng hơn; thêm nữa, vì niệu đạo nữ gần âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh mụn rộp, bệnh lậu, chlamydia và mycoplasma có thể gây ra viêm niệu đạo. Các yếu tố nguy cơ khác như: suy giảm miễn dịch, tắc nghẽn đường tiểu do sỏi, do hẹp đường niệu… Bên cạnh nhiễm trùng, tiểu lắt nhắt có còn thể gặp trong một số bệnh lý về thần kinh, nội tiết, chuyển hoá, bệnh thận…
Nếu xét nghiệm nước tiểu có bằng chứng vi khuẩn, cần làm rõ đó là vi khuẩn gì, sau điều trị có hết vi khuẩn hay chưa. Nếu được, em vui lòng cung cấp toàn bộ ảnh chụp các xét nghiệm đã có để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho em nhé!
Thân mến.
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu, xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ cơ quan nào thuộc đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm các cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, bàng quang và niệu đạo thường bị nhiễm trùng nhất. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiểu: - Bệnh nhân thường sẽ dùng kháng sinh trong 3-10 ngày; - Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị; - Vệ sinh sạch sẽ. Phụ nữ sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạ Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật; - Phụ nữ nên đi tiểu và vệ sinh sạch trước và sau khi quan hệ tình dục. Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng; - Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn; - Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai; - Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu bạn hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn để phòng ngừa bệnh. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình