-
Tiêm vắc xin COVID-19, mũi 2 nên cách mũi 1 bao lâu?
Câu hỏi
Em đã được tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19. Xin hỏi, nên tiêm mũi 2 sau bao lâu để đạt hiệu quả cao nhất? Em cảm ơn ạ.
Trả lời
Sau khi tiêm mũi 2 vắc xin Astra Zeneca với khoảng cách trên 12 tuần, hiệu quả vắc xin lên đến 82%
Bạn thân mến,
Đây là thắc mắc của nhiều bạn đọc sau khi đã hoàn thành mũi 1 vắc xin ngừa COVID-19. Theo PGS.TS.BS Lê Thị Anh Thư - Chủ tịch Liên chi hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn, loại vắc xin phòng SARS-COV-2 chủ yếu hiện nay chúng ta đang sử dụng là của Astra Zeneca. Theo một nghiện cứu lâm sàng pha 3 ở Anh, Brazil và Nam Phi cho thấy hiệu quả sau khi tiêm mũi 1 là 76% và hiệu quả này kéo dài ổn định trong suốt 12 tuần đầu sau tiêm.
Sau khi tiêm mũi 2 với khoảng cách trên 12 tuần, hiệu quả vắc xin lên đến 82%. Nếu tiêm mũi 2 sớm hơn, ví dụ với khoảng cách < 6 tuần thì hiệu quả là 54,9%. Việc tiêm ngừa vắc xin có thể làm giảm sự lan truyền virus đến 67% ở mũi 1, 50% sau mũi 2.
Do đó, trong điều kiện vắc xin còn chưa đủ, việc tăng cường tiêm vắc xin nên ưu tiên cho người chưa tiêm mũi 1 và chờ đến sau 12 tuần cho người mũi 2 là cần thiết. Ở một sộ quốc gia, ví dụ tại Thái Lan, đã quyết định kéo dài khoảng cách giữa mũi 1 và mũi 2 đến 16 tuần để có thể tăng độ phủ của vắc xin cho cộng đồng.
Một câu hỏi nữa đặt ra là độ phủ vắc xin bao nhiều là có thể đạt được miễn dịch cho cộng đồng? Chúng ta biết rằng miễn dịch cộng đồng có thể có thể tạo ra qua 2 đường: tự nhiên, thụ động (herd immunity) do việc lây nhiễm trong cộng đồng và chủ động qua việc tiêm ngừa vắc xin. Vậy tỉ lệ miễn dịch trong cộng đồng cần phải bao nhiêu để có thể trở về bình thường? Trước đây các chuyên gia dự báo khoảng 60-70%, nhưng đến nay với sự xuất hiện của các biến thể, diễn tiến dịch kéo dài, phức tạp chưa ai có thể xác định được tỉ lệ này. Thôi thì, cứ phủ vắc xin càng nhiều thì càng tốt, cần mau chóng vượt qua đại dịch này thôi. Cố lên các bạn nhé.
>>> Có cần ngừng thuốc điều trị tim mạch trước khi tiêm vắc xin COVID-19?
>>> Người bệnh tim mạch có nên tiêm vắc xin COVID-19, cần lưu ý gì khi chủng ngừa?
>>> Trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 nên ăn uống, vận động thế nào?
>>> Quy trình tiêm ngừa COVID-19 sẽ diễn ra thế nào?
>>> Người thuộc diện F2 có được tiêm ngừa COVID-19?
>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?
>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 cần theo dõi cơ thể trong bao lâu?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình