Hotline 24/7
08983-08983

Tiêm tan Filler 2 lần vẫn bị vón cục, phải làm sao?

Câu hỏi

Tôi tiêm Filler Hàn nhưng không hợp với gương mặt, sau đó tôi tiêm tan lần 1 thì sưng đỏ 3 ngày, nhưng sờ vào vẫn còn cứng. Tôi tiếp tục tiêm giải lần 2. Lần này cũng sưng nhiều hơn và sau 3 ngày tôi sờ vào có mềm ra một ít, nhưng còn vài chỗ vón cục tròn, sờ vào mới thấy.

Hiện tại tôi tiêm 1 tuần rồi nhưng 2 bên má vẫn chưa trở về như lúc chưa tiêm filler. Tôi muốn lên bệnh viện da liễu tiêm tan lại. Nhờ BS tư vấn giúp ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Filler là tên tiếng Anh của một chất còn có tên gọi khác là chất làm đầy. Trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, filler thường được ứng dụng để làm mờ hay xóa bỏ đi các nếp nhăn trên khuôn mặt. Tiêm filler hay tiêm chất làm đầy là thủ thuật tiêm đưa hợp chất có tác dụng làm đầy tự nhiên đến vị trí tại các nếp gấp và mô trên khuôn mặt để làm giảm sự hiện diện của nếp nhăn và hồi phục sự căng đầy trên khuôn mặt, đồng thời giảm dần các dấu hiệu lão hóa theo thời gian.

Những chất này được tiêm dưới da tại các vị trí như má, môi, cằm, nếp chân chim ở mắt, vùng trũng dưới mắt...Một số loại filler thường được dùng trong thủ thuật này bao gồm: Axit hyaluronic (HA), Canxi hydroxylapatite (CaHA), Axit poly-L-lactic, Polymethylmethacrylat (PMMA), cấy mỡ tự thân.

Nhìn chung, phần lớn các loại filler đặc biệt là filler có chứa Axit hyaluronic có thể hấp thụ tự nhiên vào cơ thể. Đồng thời, đây cũng là một phương pháp xâm lấn tương đối hạn chế, nên những tác hại từ việc tiêm filler gây ra thường không quá nguy hiểm.

Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại filler được quảng cáo là có hiệu quả kéo dài rất nhiều năm và đôi khi là vĩnh viễn. Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo khách hàng của mình không nên lựa chọn những loại filler này vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ và việc điều trị hậu quả cũng rất phức tạp nặng nề. 

Bên cạnh đó, các cơ sở thẩm mỹ “chui” hiện nay mọc lên như nấm kéo theo việc sử dụng nhiều loại filler giả, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và đặc biệt là được tiêm vào cơ thể khách hàng thông qua những nhân viên y tế không có tay nghề, không có chứng chỉ thẩm mỹ nào. Việc tiêm filler vì thế có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không lường trước được.

Về mặt khách quan, một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ phản ứng với những yếu tố từ bên ngoài đưa vào cơ thể hoặc đang có một số bệnh lý trong cơ thể, cũng dễ gặp phải những tác dụng phụ từ chất làm đầy.

Bản chất filler, ở đây muốn nhắc đến Axit hyaluronic (HA) thường không phải là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân (trừ những người có cơ địa dễ mẫn cảm), mà kỹ thuật tiêm mới là yếu tố thường gặp gây nên biến chứng sau tiêm filler. Nếu kỹ thuật tiêm của người thực hiện không đúng hoặc sai vị trí hoặc lượng filler sử dụng để làm đầy không phù hợp với vùng da điều trị thì cũng có thể gây biến chứng. Và cũng giống như hầu hết các phương pháp điều trị khác thì tiêm filler cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn.

Như vậy, hiện tại bạn đang gặp phải vấn đề với việc tiêm filter ở cơ sở thẩm mỹ, da cũng tương đối nhạy cảm và tiêm tan filter 2 lần không thành công thì bạn nên đến bệnh viện da liễu để được kiểm tra lại và tư vấn cách điều trị thích hợp hơn, bạn nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X