Hotline 24/7
08983-08983

Thưa TS Phan Minh Liêm, thông tin sữa đậu nành làm khối u phát triển có chính xác?

Câu hỏi

TS Liêm ơi, tôi đang rất rối. Gần đây tôi đọc báo thấy có nhiều thông tin khác nhau quá. Có bài thì nói sữa đậu nành có thể phòng chống ung thư, lại có bài nói đậu này chính là “sát thủ” gây ung thư vú nên tôi rất hoang mang, không biết tin vào đâu. Vì sáng nào gia đình tôi cũng có thói quen uống loại sữa này. Vậy xin hỏi TS Liêm gia đình tôi có nên sử dụng sữa đậu nành nữa hay không? Có thật sự sữa đậu nành làm khối u phát triển? Các loại ung thư nào nên kiêng hẳn sữa đậu nành? Nam giới có nên uống sữa đậu nành? Nếu uống sữa đậu nành, nên uống bao nhiêu lần/ tuần. Ăn nhiều đậu hũ làm từ đậu nành thì có tốt không, thưa anh? Xin cảm ơn TS Phan Minh Liêm. (Bạn đọc Nguyễn Trần Bảo Trân - 42 tuổi, Lâm Đồng)

Trả lời

TS Phan Minh Liêm

TS Phan Minh Liêm

Viện trưởng Viện Y sinh Việt Nam - Hoa Kỳ, Trung tâm Ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ - Viện trưởng Viện Y sinh Việt Nam - Hoa Kỳ, Trung tâm Ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Xin chào chị Bảo Trân, câu hỏi của chị rất hay.

Em xin được trả lời câu hỏi của chị như sau:

Thứ 1 là về vấn đề đậu nành ảnh hưởng như thế nào đến khối u thì hiện nay có 2 trường phái. Trường phái thứ 1 thì cho rằng đậu nành tốt cho sức khỏe, và đậu nành là một nguồn đạm thực vật bổ sung hợp lý cho người bệnh ung thư. Trường phái thứ 2 thì cho rằng đậu nành có chứa 1 số chất có khả năng kích thích ung thư phát triển.

Trên thực tế đậu nành có một số hoạt chất như Isoflavone hay một số chất có cấu trúc tương tự như hooc môn Estrogen của nữ giới. Tuy nhiên, Isoflavone hay Estrogen thực vật hoạt tính của nó thấp hơn nhiều so với Estrogen của động vật, nên ảnh hưởng của đậu nành lên khối u cho đến hiện tại vẫn chưa đủ căn cứ khoa học để kết luận chính xác là đậu nành tốt hay không tốt cho bệnh nhân ung thư vì điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh nhân ăn bao nhiêu đậu nành, bản thân đậu nành đó có chứa bao nhiêu hàm lượng Estrogen thực vật hay Isoflavone là bao nhiêu.

Ngoài ra, đậu nành còn tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, môi trường đất thì hàm lượng Isoflavone trong đậu nành sẽ khác nhau. Do đó, chúng ta không thể kết luận vội vã là ăn nhiều đậu nành sẽ gây ung thư vì chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh điều đó, nhưng cơ sở là Isoflavone hay Estrogen thực vật tích lũy nhiều và lâu dài có khả năng làm ung thư phát triển thì điều đó có thể đúng trong một số trường hợp, nhất là khi chúng ta ăn quá nhiều.

Vì vậy, khi chúng ta sử dụng đậu nành thì không nên sử dụng sữa đậu nành trong mỗi bữa ăn, điều này sẽ không tốt cho sức khỏe. Chúng ta nên dành lượng thức ăn đó cho một số loại thực phẩm khác để đảm bảo đủ nguyên tố vi lượng, khoáng chất... cũng như đảm bảo đủ nguồn năng lượng để có thể phát triển cân bằng và không thiên quá nhiều về một loại thực phẩm nào hết.

Bên cạnh đó, đậu nành cũng có tác dụng phụ đó là làm giảm khả năng hấp thu iod và ảnh hưởng đến tuyến giáp. Đặc biệt là những bệnh nhân bị bướu cổ thì phải cẩn thận trong việc sử dụng đậu nành.

Đậu hũ chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều. Trong quá trình chế biến, chiên đậu hũ người bán có thể tái sử dụng nhiều lần lượng dầu nhất định cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn của miếng đậu hũ đó. Trong đậu hũ cũng có một số trường hợp chứa nhiều thạch cao, chúng ta không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nói tóm lại, chế độ ăn cần phải cân bằng, dinh dưỡng hợp lý. Chúng ta không nên phụ thuộc quá nhiều vào một loại thực phẩm nào hết mà nên chia đều.

Nam giới hay nữ giới đều nên uống sữa đậu nành, ăn đậu hũ. Việc này không có hại với điều kiện là ăn vừa phải. Chúng ta không nên uống sữa đậu nành mỗi ngày, mỗi bữa nhiều như vậy. Mỗi tuần chúng ta có thể uống khoảng 3 lần thì vẫn có thể chấp nhận được. Đối với bất kỳ thực phẩm nào cũng không nên lạm dụng chứ không chỉ riêng sữa đậu nành.

Thân mến!

Trích trong: TS Phan Minh Liêm: Thực phẩm phòng ngừa ung thư và dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn


*** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi:

>>>  TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư Hoa Kỳ: "Ung thư - hiểu đúng để phòng bệnh"

>>>  “Thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”

>>>  TS Phan Minh Liêm và hội thảo ung thư: Câu chuyện của 4 tiếng đồng hồ và 300 khách mời

>>>  Những phương pháp giảm nguy cơ ung thư hiệu quả

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X