Hotline 24/7
08983-08983

Thông mạch máu nuôi bàn chân không tiến triển, bố tôi phải cắt bỏ xương hoại tử do tiểu đường?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Ba tôi bị tiểu đường type 2 khoảng 23 năm, vừa rồi bị hoại tử ngón chân giữa và nhập viện đã cắt, sau đó bị nhiễm trùng và bác sĩ chỉ định thông mạch máu nuôi bàn chân. Hơn 5 ngày thông mạch máu tình trạng bàn chân chưa có tiến triển, qua tái khám bác sĩ nói cần phải cắt bỏ xương bị hoại tử. Mong bác sĩ cho lời khuyên nên điều trị tiếp hay chuyển viện tôi đang rất bối rối. Nếu lên TPHCM thì đến bệnh viện nào? Tôi xin chân thành cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bàn chân đái tháo đường. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Bàn chân đái tháo đường. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Bàn chân đái tháo đường là một vấn đề lớn trong chuyên ngành nội tiết, không thể có một phương án chung cho mọi bệnh nhân. Việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nặng và đáp ứng của từng người.

Ba của bạn bị đái tháo đường khá lâu năm, mạch máu ở chân hư hỏng nhiều là điều tất yếu. Việc phải tiếp tục cắt bỏ xương bàn có thể do kết quả tái thông không tốt lắm hoặc có nhiễm trùng nặng. Với những tổn thương này rất khó đánh giá chính xác chỉ qua cái nhìn sơ lược. Bạn nên tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị.

Nếu gia đình có nhu cầu chữa trị ở TPHCM có thể tới các bệnh viện lớn có chuyên khoa nội tiết như Chợ Rẫy, Bệnh viện ĐH Y Dược, Nguyễn Tri Phương, Gia Định, Trưng Vương… Tuy nhiên cần cân nhắc vấn đề chi phí vì khả năng phải sử dụng kháng sinh mạnh và thời gian điều trị thường kéo dài khá lâu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bàn chân đái tháo đường được định nghĩa là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân.

Loét và hoại tử bàn chân ở người bệnh
đái tháo đường rất hay gặp, người già mắc bệnh nhiều hơn người trẻ tuổi và có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.

Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người bệnh
đái tháo đường rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng loét bàn chân có thể gây tàn phế suốt đời.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp trước khi có biến chứng bàn chân:

- Móng chân bị đổi màu
- Da khô
- Rối loạn cảm giác tại bàn chân
- Hay đau, mỏi chân không đi được xa
- Sưng phồng bất thường và kéo dài tại bàn chân
- Xuất hiện quá nhiều nốt chai chân.

Để phòng chống biến chứng bàn chân, người bệnh ngoài việc kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân, béo phì); còn phải thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bàn chân nhằm phát hiện sớm những dị vật, những rối loạn cảm giác bàn chân.

Người bệnh phải được hướng dẫn chăm sóc bàn chân, cắt móng chân không quá sát để bảo vệ da ngón chân, không tạo móng quặp. Người bệnh nếu có móng quặp, vết chai chân thì nên đến khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ xử lý móng quặp cũng như vết chai chân.

Người bệnh không nên tự cắt, đặc biệt là chai chân khi chưa có hướng dẫn nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng bàn chân. Khi bàn chân bị tổn thương, ngoài việc giữ vệ sinh, khô ráo bàn chân, người bệnh nên đi tất, dép tránh dị vật gây tổn thương bàn chân (do mất cảm giác). Người bệnh nên đi loại giày, dép được thiết kế đặc biệt phù hợp với tổn thương bàn chân của ngươi bệnh nhằm bảo vệ chân cũng như giảm áp lực tì đè lên những chỗ tổn thương của bàn chân.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X