Hotline 24/7
08983-08983

Thay huyết thanh để duy trì không chạy thận được không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị bệnh tiểu đường đã 22 năm và suy thận mãn. Ngày 14/12/2018 tái khám Bệnh viện Trưng Vương, bác sĩ kêu nhập viện để chạy thận vì kali cao, nhưng nằm theo dõi và uống thuốc thì bác sĩ nói duy trì được nên giờ đặt ống thông mạch máu trước rồi về. Xin hỏi bác sĩ như vậy thì tôi có thay huyết thanh để duy trì không chạy thận được không?

Trả lời
Chạy thận nhân tạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chạy thận nhân tạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Kali chủ yếu thải qua thận, nên khi thận suy có nguy cơ tăng kali máu. Khi tăng quá mức bình thường có thể gây ra biến chứng, nặng nề nhất là lên tim mạch, gây loạn nhịp nguy hiểm, ngưng tim, tử vong. Do đó, tăng kali cần phải được điều chỉnh tích cực và chạy thận cấp cứu khi cần thiết. Việc nhập viện lần trước là để phòng ngừa trường hợp phải chạy thận khẩn cấp nhưng may mắn là bạn đã không cần phải nhờ tới biện pháp này.

Tuy nhiên, nguy cơ này có thể tái diễn bất kỳ lúc nào, ống thông mạch máu của bạn tôi nghĩ là bác sĩ đặt FAV, giúp cho quá trình chạy thận nhân tạo sắp tới thuận lợi hơn. Khi tới thời điểm thích hợp, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định chạy thận nhân tạo định kỳ để đảm bảo an toàn tính mạng cho bạn nhé!
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bình thường, thận làm việc để lọc máu và thải chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể. Khi thận suy, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối, quả thận ngừng làm việc hoàn toàn.

Chạy thận nhân tạo
, máy lọc thận sẽ làm việc thay thế thận. Máu được bơm từ cơ thể, qua màng lọc của máy lọc máu và quay trở về cơ thể.

Bác sĩ sẽ giải đáp lúc nào bạn cần chạy thận nhân tạo, điều này phụ thuộc vào tình trạng chức năng thận và tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra máu để đánh giá chức năng thận.

Trước khi bạn bắt đầu lọc máu định kỳ, bạn phải được mổ FAV để chuẩn bị cho quá trình chạy thận sau này. FAV là một đường nối động mạch và tĩnh mạch tại tay của bạn, để khi chạy thận, bác sĩ lấy máu từ một nơi trên FAV và sau khi lọc xong, máu trả về ở vị trí gần đó trên đường nối động mạch-tĩnh mạch này.

Lợi ích của việc chạy thận nhân tạo:

- Chất lượng cuộc sống tốt hơn;
- Đời sống sẽ hạnh phúc hơn;
- Giảm các triệu chứng đau nhức, giảm chuột rút, nhức đầu và hụt hơi;
- Tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon, tăng năng lượng và khả năng tập trung.

Có thể có vài dấu hiệu xảy ra trong quá trình lọc máu và bạn cần báo cho điều dưỡng hoặc bác sĩ ngay:

- Cảm thấy nhìn mờ;

- Khó thở;

- Đau bụng;

- Vọp bẻ;

- Buồn nôn hay nôn ói.

* Lưu ý:

- Cần phải giữ gìn và chăm sóc FAV: rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm mỗi ngày, trước mỗi lần lọc máu; không đè ép hay mang vác đồ vật nặng bằng tay có mổ FAV; không cho ai đo huyết áp tay có mổ FAV.

- Kiểm tra FAV mỗi ngày: khi có bất thường về dòng máu hay cảm thấy không thoải mái bất kỳ điều gì về tay có mổ FAV cần báo ngay cho điều dưỡng và bác sĩ.

- Theo dõi cân nặng hàng ngày: khi thận không làm việc, nước tiểu sẽ giảm, máy lọc máu giúp bạn lấy dịch thừa ra ngoài, vì vậy bạn cần theo dõi cân nặng hàng ngày để giúp xác định lượng dịch dư thừa.

- Chế độ ăn đặc biệt: bạn cần hạn chế thức ăn nhiều muối mặn và nhiều kali; thức ăn nhiều chất khoáng có thể giúp bạn tránh loãng xương khi bạn bị suy thận.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X