Bác sĩ điều trị - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn
Thai nhi có nang bạch huyết vùng cổ gáy là do nguyên nhân gì?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Vợ chồng em lấy nhau được gần 2 năm. Lần đầu có thai được 5 tuần thì bị sẩy, sau đó hơn 1 năm em có thai lại, trước đó 4 tháng em đã tiêm phòng các bệnh như cúm, bại liệt, sởi, rubella... tuần thứ 4 có dấu hiệu dọa sảy lên BS tư vấn tiêm thuốc giữ thai. Tuần thai thứ 8, siêu âm kết quả vẫn bình thường, đến tuần thai thứ 12 đi siêu âm BS kết luận thai bị nhiễm nang bạch huyết vùng cổ và gáy dẫn tới thai nhi bị phù, các bộ phận khác vẫn phát triển bình thường, sau đó em phải bỏ thai. Em thật sự rất buồn, không biết nguyên nhân tại sao lại dẫn đến hiện tượng như vậy? Em muốn hỏi BS tư vấn giùm: + Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên? + Việc tiêm thuốc giữ thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? + Lần sau muốn mang thai em phải làm những gì? Liệu có cách nào phòng tránh không ạ? Em chân thành cảm ơn! (Nhím)
Trả lời
AloBacsi xin chia buồn cùng bạn,
Khoảng 75% thai nhi có bướu bạch huyết vùng cổ có bất thường nhiễm sắc thể, trong đó 95% là hội chứng Turner. Đây là rối loạn nhiễm sắc thể (NST) giới tính thường gặp nhất ở nữ giới, nguyên nhân do mất 1 phần hoặc toàn bộ 1 NST X trong bộ NST người.
Việc dùng thuốc giữ thai không ảnh hưởng gì tới vấn đề có nang bạch huyết vùng cổ đâu bạn ạ.
Lần sau có thai ngoài việc theo dõi trên siêu âm (để xem có nang bạch huyết vùng cổ không), để phát hiện con bạn có bị bất thường NST X hay không thì bạn cần được chọc ối để làm nhiễm sắc thể đồ nữa.
Mong rằng lần mang thai sau bạn sẽ may mắn hơn!
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình