Hotline 24/7
08983-08983

Sức đề kháng của trẻ có giúp chống lại bệnh tật?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, tôi thấy mọi người vẫn thường nghĩ trẻ em có sức đề kháng yếu, cần được bảo vệ kỹ càng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến rằng hệ miễn dịch của trẻ em còn “trẻ trung”, hoạt động nhạy bén nên trẻ nhỏ thường mau khỏi bệnh. Vậy cái nào đúng cái nào sai ạ?

Trả lời

TS.BS Trần Anh Tuấn

TS.BS Trần Anh Tuấn

Trưởng khoa hô hấp, BV Nhi đồng 1 - Bệnh viện Nhi đồng 1

Hệ thống miễn dịch của trẻ Hệ thống miễn dịch của trẻ khá non yếu. Nhất là các bé sơ sinh ở những ngày đầu đời hoàn toàn không đủ kháng thể để chống lại các mầm bệnh.

Chào bạn,

Đây là vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần phải hiểu để biết cách chăm sóc trẻ cho đúng. Thực chất môi trường sống có rất nhiều loại mầm bệnh, vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng,…luôn chực chờ để tấn công, gây bệnh cho cơ thể.

Để chống lại sự tấn công này thì cơ thể cần có một hàng rào bảo vệ. Hàng rào này có thể là da hay hệ thống niêm mạc, khiến các mầm bệnh không thể xâm nhập sâu vào trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi các mầm bệnh vượt qua hàng rào bảo vệ đầu tiên thì cơ thể sẽ tận dụng hệ thống miễn dịch để ngăn chặn và tiêu diệt chúng. Nếu các tác nhân này xâm nhập sâu hơn thì cả hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được huy động, bao gồm các tế bào bạch cầu và các tế bào miễn dịch khác. Các tế bào này sẽ tiết ra rất nhiều hóa chất và protein có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh.

Với trẻ em, làn da của các bé rất non và dễ tổn thương khi bị tác động xấu từ các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch của trẻ cũng còn khá non yếu. Nhất là các bé sơ sinh ở những ngày đầu đời thì hoàn toàn không đủ kháng thể để chống lại các mầm bệnh trên. Thời gian này, các bé không có khả năng tự sản xuất ra kháng thể, mà chủ yếu được thừa hưởng từ mẹ trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

Sau 6 tháng, lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con bắt đầu suy giảm và trẻ phải tự lực cánh sinh. Vì vậy, khi còn nhỏ trẻ rất dễ mắc bệnh chứ không phải như chúng ta hay lầm tưởng. Do đó, trẻ cần được bảo vệ đoàng hoàng và kỹ lưỡng hơn.

Các loại kháng thể mà trẻ có được chủ yếu từ những lần tiếp xúc hoặc nhiễm bệnh từ các loại vi khuẩn, virus bên ngoài. Sau những lần nhiễm bệnh như vậy sẽ kích thích cơ thể các bé sản xuất ra được một nguồn kháng thể. Kháng thể này được lưu trữ và giúp cơ thể chống lại virus này ở lần xâm nhập tiếp theo. Nhiều lần như vậy sẽ giúp trẻ tích lũy đủ các loại kháng thể chống lại các mầm bệnh gây bệnh thông thường.

Nguồn kháng thể thứ 2 là tiêm chủng. Bằng các phương pháp khoa học khác nhau, người ta đưa vào cơ thể loại sinh vật đã bị làm yếu khả năng gây bệnh để kích thích cơ thể sinh kháng thể. Và khi lớn lên, trẻ sẽ có được hệ thống miễn dịch đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh để chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.

Thân mến!

(Trích từ GLTT Lý do trẻ ít bị COVID-19 hơn người lớn, nếu mắc bệnh cũng không nặng?)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X