Hotline 24/7
08983-08983

Siêu âm bụng có phát hiện được bệnh liên quan đến ruột non, ruột già?

Câu hỏi

Chào BS, Cho em hỏi trước đây em có bị viêm hang vị dạ dày, đã uống thuốc theo toa BS. Sau này không còn đau dạ dày nữa nhưng khoảng thời gian gần đây (chưa tới 1 tháng) ăn no xong từ 0.5 đến 1h sau bị đau vùng rốn. Em muốn đi siêu âm bụng kiểm tra thì có phát hiện được bệnh liên quan đến ruột non, ruột già không ạ? Hay phải nội soi? Với triệu chứng như em thì nên đi khám loại hình nào? Em cảm ơn BS!

Trả lời

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương

Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Siêu âm bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Siêu âm bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em Tuyết,

Trường hợp của em tôi nghĩ có những việc sau đây cần làm:

- Ngưng thuốc dạ dày trong 2 tuần, đi xét nghiệm hơi thở hoặc nội soi dạ dày kiểm tra xem lành hay chưa và còn vi trùng Hp trong dạ dày hay không

- Siêu âm bụng kiểm tra tổng quát ổ bụng

- Nội soi ruột già để kiểm tra xem ruột già có bị bất thường hay không. Cái này thì siêu âm không thể thấy được.

- Xét nghiệm phân

Tuy nhiên, em vẫn nên đến khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa để được tư vấn và xét nghiệm phù hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Siêu âm ổ bụng là phương pháp thu lại hình ảnh trong thời gian thực, qua đó bác sĩ có thể quan sát cấu trúc các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng từ đó có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường nếu có.

Mục đích của việc siêu âm bụng là để kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xác định bệnh lý thông qua các dấu hiệu người bệnh cho là bất thường. Quá trình siêu âm diễn ra khá nhanh chóng, không gây đau đớn, không ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Chúng có thể phát hiện:

-  Các bệnh lý về gan: viên gan mạn tính, xơ gan, gan xơ hóa, ung thư gan

- Các bệnh lý về mật: viêm túi mật, sỏi mật

- Bệnh viêm tuyến tụy, lá lách to

- Các bệnh về hệ tiết niệu: tắc nghẽn thận, sỏi thận hoặc ung thư bàng quang, niệu quản

- Các bệnh về hệ sinh dục: tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến

- Các bệnh về hệ tiêu hóa: viêm ruột thừa, đau dạ dày, các khối u, cục máu đông

Bên cạnh đó, siêu âm ổ bụng còn có thể phát hiện nhiều bệnh lý khác như các bệnh phình động mạch chủ bụng, các chất lỏng tích tụ trong ổ bụng,… và có thể đánh giá dịch trong bụng, khoang màng phổi và màng ngoài tim.

Khi bạn phát hiện các triệu chứng như: đau bụng kéo dài, sờ thấy hoặc nghi ngờ có khối u, tinh thần mệt mỏi, không muốn ăn uống, sụt cân không rõ nguyên do hoặc bị rối loạn tiêu hóa. Thậm chí ngay cả khi không có biểu hiện gì, bạn cũng có thể đi siêu âm bụng để kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng siêu âm như: Người bệnh bị bệnh béo phì, có thức ăn trong dạ dày và khí ở đưởng ruột. Vì vậy, để quá trình siêu âm bụng tổng quát thu được kết quả chính xác, bạn nên hạn chế ăn những đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ và dễ dây đầy bụng trước khi siêu âm ổ bụng. Đối với những người nghi ngờ có bệnh về túi mật cần nhịn ăn trước 6 tiếng, nhịn tiểu giúp đánh giá bàng quang, tử cung, buồng trứng và tiền liệt tuyến.

Khi tiến hành siêu âm, người bệnh sẽ được bôi một lớp gel ở phần bụng và bác sĩ sẽ dùng thiết bị đầu dò để tiếp xúc, phát sóng âm có tần số cao nhằm thu lại hình ảnh trên màn hình hiển thị. Siêu âm không phải X quang, chúng không sử dụng các phóng xạ ion hóa nên khá an toàn đối với sức khỏe.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X