Hotline 24/7
08983-08983

Sau sinh dịch âm đạo có màu vàng nhạt và hôi, em nên làm gì?

Câu hỏi

Dạ, cho em hỏi, Em mới sinh được 1 tháng mà thỉnh thoảng có cơn đau bụng dưới, và dịch âm đạo có màu vàng nhạt và hôi. Dạ con chừng nào mới co lại ạ, giờ em thấy nó nằm ngày cửa âm đạo? Mong BS giải đáp giúp em!

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Dịch âm đạo màu vàng có mùi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Dịch âm đạo màu vàng có mùi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em thân mến,

Thông thường tất cả các cơ quan trở lại bình thường sau hậu sản là 6 tuần. Hiện tại, em có triệu chứng đau bụng, dịch âm đạo có màu vàng nhạt và hôi thì nên đi khám xem có viêm âm đạo hay viêm niêm mạc tử cung hay không để có hướng điều trị.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Hậu sản là khoảng thời gian sau sinh, khi cơ thể phụ nữ còn rất yếu do quá trình mang thai và sinh nở. Theo dân gian đây là thời gian 3 tháng sau khi sinh ở phụ nữ. Trong y học hiện đại, thời gian này là khoảng 6 tuần ở phụ nữ sau sinh.

Nhiễm khuẩn hậu sản là một trong các bệnh hậu sản thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Khởi điểm của bệnh thường là viêm nhiễm ở đường sinh dục (âm đạo, tử cung).

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn hậu sản chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập từ cơ thể sản phụ trong quá trình chăm sóc vùng kín sau sinh, dụng cụ đỡ đẻ,…

Triệu chứng điển hình: sốt nhẹ (>=38 độ C), đau tấy, sưng mủ chỗ viêm, dịch tiết ra có mùi hôi khó chịu, sản phụ thường mệt mỏi, kém ăn,.. Với trường hợp nặng có thể bị sốt cao, lạnh toát người, choáng váng, hạ huyết áp,…

Một số trường hợp nguy hiểm khi bị nhiễm khuẩn hậu sản như nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn huyết, viêm phần phụ và dây chằng rộng, viêm niêm mạc tử cung, viêm tĩnh mạch,… sẽ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói, đau vùng tử cung, tử cung sưng khá to,… Nếu không được chữa trị kịp thời sản phụ sẽ phải cắt bỏ tử cung và 2 phần phụ.

Chính vì vậy ngay khi thấy hiện tượng sốt cao nhiều ngày sản phụ nên nhanh chóng đi khám để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản:

- Chăm sóc vùng kín cẩn thận trước và cả sau sinh: ngay cả khi mang thai mẹ vẫn có nguy cơ cao mắc viêm nhiễm phần phụ. Nếu bị viêm nhiễm trong thời gian này bé có thể bị lây nhiễm. Chính vì vậy khi mang thai, mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không nên thụt rửa quá sâu. Sau khi sinh, phần phụ cần thời gian phục hồi, đây cũng là khoảng thời gian các bệnh viêm nhiễm rất dễ xâm nhập nhất. Khi cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn nên tránh quan hệ.

- Sản dịch chảy ra, các mẹ nên dùng băng gạc vô trùng và giữ âm đạo luôn khô ráo bằng cách thay quần lót thường xuyên. Không nên sử dụng các loại giấy thô, ướt và có mùi.

- Hạn chế đi lại và vận động nhiều sau sinh sẽ khiến các vết khâu bị bung và dễ dẫn đến viêm nhiễm hậu sản.

- Vệ sinh vùng kín với nước ấm, tuyệt đối không nên sử dụng dung dịch vệ sinh.

- Khi thấy các bất thường liên quan đến sản dịch cần báo cho bác sĩ ngay lập tức.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X