-
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, có nên quay trở lại làm việc hay nghỉ ngơi?
Câu hỏi
Chào BS, sau khi tiêm vắc xin COVID-19 em có nên làm việc, lao động không hay cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối ạ? Em cảm ơn. (Trần Văn Tiệp - TPHCM).
Trả lời
Trong 48 giờ đầu sau tiêm vắc xin COVID-19 và kể cả sau đó, nếu cảm thấy trong người không khỏe thì không nên làm việc nặng, không nên tập gym (Ảnh minh họa)
Bạn thân mến,
Trước tiên, sau khi tiêm vắc xin COVID-19 cần ở lại cơ sở y tế để tiếp tục theo dõi thêm 30 phút, không được tự ý bỏ về. Đây là thời gian rất quan trọng để theo dõi các bất thường sau tiêm hoặc vết tiêm. Trước khi ra về, bạn nên lưu số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, sau khi tiêm, bạn không nên tự điều khiển phương tiện cá nhân nếu cảm thấy không khỏe. Về nhà, không bôi, không đắp thuốc hay bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM, trong 48 giờ đầu sau tiêm vắc xin COVID-19 và kể cả sau đó, nếu cảm thấy trong người không khỏe thì không nên làm việc nặng, không nên tập gym.
Về dinh dưỡng, sau khi tiêm vắc xin COVID-19 cần tránh rượu bia, vì thức uống này sẽ làm cơ thể mất nước, gây nhức đầu, mệt mỏi nhiều hơn; không nên ăn các thức ăn lạ sau tiêm. Thay vào đó, nên uống nhiều nước. Ngoài ra, có thể sẽ có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, nên chọn ăn món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo thịt, các món nước, súp yêu thích.
Trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý các món ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm... đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của hệ miễn dịch. Bạn nên ăn nhiều loại rau, trái cây có các màu sắc khác nhau. Vitamin D trong trứng, cá trong mỡ, sữa, nấm... và nên ăn đa dạng các loại ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, thịt gia cầm và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như đậu hũ, các loại hạt...
Trân trọng!
>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 cần theo dõi cơ thể trong bao lâu?
>>> Người bị ung thư tuyến giáp có được tiêm vắc xin COVID-19?
>>> Cơ địa dị ứng, có nên tiêm vắc xin COVID-19?
>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?
>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 bao nhiêu ngày có thể hiến máu?
>>> Tiêm vắc xin COVID-19 cùng lúc với các vắc xin khác, nên không AloBacsi ơi?
>>> Bệnh nhân cơ xương khớp, cần ngưng thuốc nào trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19?
>>> Tiêm ngừa COVID-19: Ai đủ điều kiện, ai cần trì hoãn, thận trọng và chống chỉ định?
>>> Những triệu chứng mắc COVID-19 của người đã tiêm vắc xin?
>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19, dấu hiệu nào cần đến bệnh viện ngay?
>>> Dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm vắc xin COVID-19?
>>> Khi nào Việt Nam mới đủ vắc xin COVID-19 cho người dân?
>>> Xuất hiện biến chủng mới, vắc xin COVID-19 có còn tác dụng?
>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 bao lâu cơ thể sẽ tạo miễn dịch?
>>> Vắc xin COVID-19 sẽ bảo vệ cơ thể trong bao lâu, liệu có hiệu quả suốt đời?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình