Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Răng khôn mọc kẹt gây bì bì hàm và má, xử trí như thế nào?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em 27 tuổi, là nam, cách đây gần tuần em bị đau nhức góc hàm phải (hàm dưới), lợi viêm sưng, ăn uống khó khăn, đau nhức, đêm không ngủ được, ê ẩm hàm phải, phần má sưng. Em đi khám khoa Răng Hàm Mặt ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ cho em chụp X-quang và nói em bị răng mọc kẹt. Vì em chưa chuẩn bị tinh thần nhổ nên bác sĩ kê thuốc cho em qua Tết nhổ, uống thuốc thì đỡ nhức và sưng, nhưng cứ bì bì một bên hàm và má. Xin bác sĩ cho em lời khuyên.
Trả lời
Nhổ răng khôn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Trường hợp của em có 1 răng khôn mọc kẹt ở hàm dưới bên phải thì qua Tết cần thiết phải nhổ sớm, vì việc uống thuốc giúp đỡ sưng đau chỉ là tạm thời, răng vẫn sẽ tiếp tục mọc mà mọc không được sẽ gây viêm đau góc hàm liên tục chứ không "tới đó rồi dừng đâu" em, trường hợp răng mọc kẹt kích thích dây thần kinh hàm dưới thì việc tê bì là còn kéo dài lâu, chỉ có nhổ mới hết hẳn thôi em, mà phải đến bvệnh viện nhổ mới an toàn trong trường hợp răng khôn mọc khó, em nhé.
Thân mến.
Trường hợp của em có 1 răng khôn mọc kẹt ở hàm dưới bên phải thì qua Tết cần thiết phải nhổ sớm, vì việc uống thuốc giúp đỡ sưng đau chỉ là tạm thời, răng vẫn sẽ tiếp tục mọc mà mọc không được sẽ gây viêm đau góc hàm liên tục chứ không "tới đó rồi dừng đâu" em, trường hợp răng mọc kẹt kích thích dây thần kinh hàm dưới thì việc tê bì là còn kéo dài lâu, chỉ có nhổ mới hết hẳn thôi em, mà phải đến bvệnh viện nhổ mới an toàn trong trường hợp răng khôn mọc khó, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Việc loại bỏ răng khôn thường mang lại
hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện của các răng mọc lệch trong
hàm cũng như giải quyết những răng khôn bị mắc kẹt trong xương hàm và
không bao giờ mọc xuyên qua được nướu hoặc các trường hợp răng khôn mới
mọc nhưng lại nằm dưới một lớp nướu (gây đỏ nướu, sưng và đau). Hơn thế
nữa, vùng mọc răng khôn có thể khó làm sạch hơn khi bạn vệ sinh răng
miệng so với các vùng răng khác, nên nếu được xử lí sớm, sẽ tránh được
bệnh nướu răng và sâu răng. Trước khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ để làm tê khu vực răng sẽ nhổ. Thuốc gây mê toàn thân có thể được sử dụng nếu nhổ nhiều hoặc tất cả răng khôn cùng một lúc. Thuốc có tác dụng giảm cảm giác đau đớn và khiến bạn ngủ say trong suốt quá trình phẫu thuật. Bạn không nên ăn hoặc uống sau nửa đêm trước ngày phẫu thuật để thuốc gây mê có thể mang lại tác dụng cao nhất. Để nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ bóc tách mô nướu và lấy bỏ các xương bao bọc quanh răng. Nha sĩ sẽ tách các mô kết nối răng vào xương, sau đó mới loại bỏ phần răng khôn. Đôi khi, nha sĩ phải cắt răng khôn thành những miếng nhỏ hơn để dễ dàng gắp ra. Sau khi răng được lấy ra, nha sĩ sẽ khâu vết thương lại. Một số loại chỉ khâu sẽ tiêu dần theo thời gian, tuy nhiên một số sẽ cần cắt bỏ sau một vài ngày, tùy theo tình trạng của vết khâu, bác sĩ sẽ dùng bông gạc để cầm máu vết thương. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình