Hotline 24/7
08983-08983

Quá trình tập vật lý trị liệu sau gãy xương đùi như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị tai nạn và gãy 1/3 xương đùi trái vào tối ngày 13/5, nằm viện đến ngày 15/5 thì phẫu thuật và đặt nẹp kín, đến nay đã được 51 ngày và em đã tập đi nạng được 16 ngày rồi nhưng chưa dồn lực xuống chân gãy. Em có dồn lực xuống chân nhưng vùng xương bị gãy không có cảm giác đau và buốt. Vậy bác sĩ cho em hỏi khoảng bao nhiêu lâu nữa em có thể bỏ nạng để chịu lực của bản thân em ạ? Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

 

Chào bạn,

Quá trình tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau phẫu thuật cố định xương cần được bắt đầu sớm. Cụ thể như sau:

- Từ ngày đầu sau mổ: tập thở để ngăn ngừa biến chứng phổi sau hậu phẫu, tự cử động bàn chân, cổ chân để gia tăng tuần hoàn chi, co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi, cơ ụ ngồi, cơ mông, cơ dạng, cơ khép…

- Từ ngày thứ 2: Co cơ tĩnh cơ tú đầu đùi, cơ ụ ngồi, cơ mông lớn. Tập chủ động tự do các cơ thân mình, chân lành và tiếp tục tập như với ngày thứ nhất.

- Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7: Tập như với ngày thứ nhất và hai. Tập chủ động trợ giúp nhẹ nhàng đối với cử động của khớp hông. Không làm động tác xoay trong, xoay ngoài. Tập chủ động trợ giúp gập gối trong giới hạn tầm độ mà bệnh nhân chịu được. Tập chủ động có lực kháng  các chi lành.

- Từ tuần thứ 2: Sau khi cắt chỉ tiếp tục tập như tuần thứ nhất. Tập đi nạng không chống chân đau có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên.

- Từ tuần thứ 3 trở đi: Tập các động tác chủ động tăng tiến. Tập chủ động có trở kháng bằng tay kỹ thuật viên. Tập chủ động có trở kháng cho nhóm cơ ụ ngồi và cơ tứ đầu đùi. Tập gập duỗi, dạng áp khớp hông. Hướng dẫn đi nạng chịu một phần sức nặng ở tuần thứ 6, kỹ thuật viên tập đối kháng chức năng gập tối đa cho bệnh nhân.
- Từ tuần thứ 10: Có thể bỏ nạng hoàn toàn nếu cơ lực phục hồi và xương liền tốt sau kiểm tra X-quang. Tập xe đạp khi tầm vận động khớp gối đạt 90 độ và ép gập tối đa.

Thông thường bệnh nhân mất từ 3-6 tháng để trở về sinh hoạt bình thường bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Xương đùi là xương dài nhất và mạnh nhất trong cơ thể. Vì xương đùi rất khỏe nên cần một lực rất lớn để phá vỡ nó. Tai nạn xe là nguyên nhân số một gây ra gãy xương đùi.

Phần dài và thẳng của xương đùi được gọi là trục đùi. Gãy xương đùi xảy ra khi có một lực phá vỡ bất cứ nơi nào dọc chiều dài xương đùi.

Biểu hiện gãy xương đùi rất khác nhau tùy thuộc vào lực gây vỡ xương. Các mảnh xương có thể nằm đúng vị trí hoặc không liên kết (dời ra). Gãy xương có thể kín (da còn nguyên vẹn) hoặc hở (xương chọc thủng qua da).

Hầu hết các trường hợp gãy xương đùi đòi hỏi phải phẫu thuật để chữa lành. Đối với gãy xương đùi được điều trị mà không cần phẫu thuật khá hiếm gặp. Trẻ em nhỏ đôi khi được điều trị bằng bó bột.

Thông thường, thời gian để xương hồi phục là từ 3-6 tháng. Tuy nhiên, các chi dưới có thể mất thời gian lâu hơn do phải chịu trọng lượng của cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí gãy xương đùi, thời gian lành xương sẽ khác nhau. Tốt nhất bạn nên tái khám thường xuyên để biết tiến độ phục hồi của xương và biết khi nào mình có thể tập đi.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X