Thành viên Hội Nội tiết và Đái tháo đường TPHCM - Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh
Phương pháp kiểm soát tốt đường huyết trong dịch COVID-19?
Câu hỏi
Chào bác sĩ! Với người bệnh đái tháo đường thì nên sinh hoạt như thế nào ạ? Lưu ý gì để kiểm soát đường huyết tốt hơn? Trong giai đoạn dịch bệnh thì nên tập luyện ra sao để duy trì việc vận động mà tránh bị COVID-19 ghé thăm? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.
Trả lời
Thực phẩm ít ngọt giúp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết
Chào bạn,
Đối với người còn trẻ và chưa có biến chứng đái tháo đường nặng, việc kiểm soát đường huyết cần thực hiện chặt chẽ. Chỉ số HbA1c từ 6.5 - 7% được gọi là kiểm soát tốt, ngược lại cao hơn chỉ số này được xem là kiểm soát chưa tốt (ví dụ 6.8 - 8% hoặc trên 8%).
Với những người đã có biến chứng, việc kiểm soát đường huyết quá chặt chẽ nhiều khi lại không có lợi vì làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, bởi những đối tượng này ăn uống rất kém.
Hay những người tai biến mạch máu não không thể tự chăm sóc bản thân, khi tụt đường huyết họ không biết hoặc không thể nói ra, cũng như không tự lấy đồ ăn được thì việc việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ không còn nhiều ý nghĩa, mà chỉ có thể kiểm soát tương đối.
Trong thời điểm đang có dịch COVID-19, nhiều bệnh nhân ngại đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu người bệnh có máy đo đường huyết cá nhân, nếu đường huyết khoảng 120 - 140 được coi là tốt, và đừng nên để quá thấp, ví dụ như dưới 80 là cần dè chừng vì nguy cơ hạ đường huyết đang “rình rập” bản thân. Nếu hơi cao (khoảng 180) thì cần điều tiết chế độ ăn hợp lý.
Nhưng nếu thời điểm này bệnh nhân đái tháo đường mắc COVID-19 có đường huyết 240 thì bác sĩ phải đặc biệt lưu ý, nhất là các bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém có nguy cơ nhiễm ceton gây nhiễm toan và tử vong rất nhanh.
Lúc trước, tôi có thực hiện một nghiên cứu về hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người hạ đường huyết rất cao, do bệnh nhân kiêng khem quá nhiều hoặc không có sự tư vấn kỹ của bác sĩ…
Do đó dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý ở người đái tháo đường cần được quan tâm, trong đó bệnh nhân/ người nhà cần phải hiểu thức ăn nào gây tăng đường huyết (như tinh bột hay tất cả thứ gì xay ra thành bột làm bánh, ví dụ gạo, nếp, bột mì, bắp, các loại đậu như đậu nành, đậu hũ…) và thức ăn không gây tăng đường huyết (thanh long, trái cây ít ngọt hoặc hơi chua).
Một ngày ăn 3 bữa, tuy nhiên người bệnh nên nắm bàn tay lại và vẽ một vòng tròn bằng nắm tay đó, mỗi bữa ăn tinh bột tương đương với một nắm tay.
Ăn trái cây ít ngọt ăn tương đương với một nắm tay/ ngày, bệnh nhân có thể ăn nhiều trái cây hơn nhưng phải giảm tinh bột lại.
Ngoài ra, nên ăn đủ chất xơ và bổ sung chất đạm, không nên kiêng quá mức sẽ gây suy dinh dưỡng.
Thân mến.
(Trích từ Livestream Lá chắn bảo vệ người bệnh thận mạn, tiểu đường trong mùa dịch COVID-19)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình