Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp giác hơi có bao nhiêu loại và tác dụng là gì?

Câu hỏi

Em được biết giác hơi là phương pháp chữa bệnh có từ lâu đời, được sử dụng nhiều trong dân gian. Vậy BS có thể cho biết giác hơi có cơ chế như thế nào, giúp chữa những bệnh gì? Và hiện nay có mấy loại ạ? Em xin cảm ơn.

Trả lời

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ

BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ

Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

công dụng và các loại giác hơiGiác hơi có nhiều loại và hình thức sử dụng khác nhau

Chào bạn,

Theo quan điểm Đông Y có 3 nguyên nhân gây bệnh, đó là ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân. Ngoại nhân gồm có phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (nơi ẩm ướt), táo (nơi khô ráo), hỏa (nóng nực). Trong đó, phong (gió) và hạn (lạnh) là nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng đau nhức mình mẩy, di chuyển trong cơ thể.

Hàn là “lạnh” nên Đông Y dùng phương pháp cân bằng “nóng”, ví dụ như ngày xưa sẽ sử dụng lửa hơ vào các ly, đồ sành, sứ, thủy tinh với mong muốn hút các phong hàn ra ngoài, làm cơ thể con người khỏe mạnh. Nhưng ngày nay đã có nhiều phương pháp mục tiêu chủ yếu là tạo áp lực âm ở trong dụng cụ để đạt được hiệu quả làm sao cho da vùng đó ửng đỏ lên, mang lại kết quả như Đông Y mong muốn đó là “khu phong, tán hàn”.

Hiện nay, dụng cụ giác hơi hay phương pháp giác hơi có 3 loại.

Thứ nhất là “hỏa giác”, hay còn gọi là giác hơi bằng lửa. Người ta thường sử dụng lửa trong các dụng cụ thủy tinh, sành sứ, “đuổi” không khí ra ngoài, tạo chân không áp lực âm để hút phong hàn ra ngoài.

Thứ hai là “khí giác”, hay còn gọi là giác hơi bằng khí. Tức là người ta sẽ bóp súng vào dụng cụ giác có lỗ ở phía dưới đáy để hút các không khí ra.

Thứ ba là “thủy giác”, hay còn gọi là giác bằng nước, gồm có 2 loại. Trong đó có một loại, dụng cụ giác hơi được được làm bằng tre, nứa sẽ nấu trong nước thuốc, sau đó giũ ra để lên vùng cần giác.

Trong Đông Y, giác hơi điều trị chủ yếu xoáy mạnh vào các chứng đau nhức, các bệnh lý về liệt, bệnh lý rối loạn chức năng.

Thân mến.

(Trích từ GLTT Cứ nhức mình là giác hơi, lợi hay hại?)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X