Hotline 24/7
08983-08983

Nước bọt của người nghi nhiễm dại bắn vào vết thương hở liệu có nguy cơ lây bệnh?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Hôm qua có một bác cho con chó uống thuốc thì bị cắn vào tay, hôm nay con chó đó chết. Sau đó em có ngồi nói chuyện với bác ấy, em sợ nước bọt của bác đó bắn vào mắt hoặc vết thương của em. Bác ấy vẫn chưa đi tiêm phòng. Trường hợp của em có cần phải đi tiêm phòng dại không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Nước bọt của người nghi nhiễm dại bắn vào vết thương hở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh dại có thể lây truyền từ người mắc bệnh dại sang người lành. Các nguy cơ do có tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại thông qua vết cắn, hôn, qua da bị tổn thương, qua niêm mạc, do sử dụng chung đồ ăn, vật dụng ăn uống có dính nước dãi của người mắc bệnh dại…v.v.

Lây nhiễm bệnh dại từ người sang người là không phổ biến, và trên thế giới chỉ có 1 vài báo cáo mô tả tình huống mắc bệnh dại từ người sang người thông qua vết cắn. Thời gian xuất hiện virus dại trong nước bọt đối với các loài động vật khác như chó, mèo… trước khi có biểu hiện đã được xác nhận. Tuy nhiên ở người virus dại có thể xuất hiện trong nước bọt bao lâu trước khi người bệnh có biểu hiện còn chưa được biết rõ.

Do đó, nguy cơ bác kia bị nhiễm dại là không loại trừ được, và khả năng bị nhiễm dại của em cực kỳ thấp nhưng loại trừ hẳn thì không, do đó an toàn nhất thì em có thể đi tiêm phòng dại cho bản thân, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng lây lan qua nước bọt. Ở những nơi có số lượng chó hoang lớn, người dân luôn có nguy cơ mắc bệnh dại. Ở Việt Nam, hầu hết bệnh dại lây truyền sang người do bị chó và mèo cắn.

Hiện nay mọi người đều biết rằng bất kỳ động vật có vú nào cũng có thể chứa và truyền virus. Tuy nhiên, động vật có vú nhỏ như động vật gặm nhấm rất hiếm khi bị nhiễm bệnh hoặc truyền bệnh dại.

Vị trí các vết cắn càng gần với não thì các triệu chứng xuất hiện càng nhanh. Nếu bạn bị cắn bởi một động vật hoang dã, điều quan trọng là bạn phải tìm đến bác sĩ hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại có thể giống với bệnh cúm và kéo dài từ 2-12 ngày, sau đó dần dần trở nên mạnh hơn. Từ những triệu chứng giống như cúm, tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và các triệu chứng có thể bao gồm những điều sau:

- Lo lắng;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Buồn nôn;
- Nhầm lẫn;
- Kích động;
- Nước bọt dư thừa (miệng thường xuyên tiết nước bọt);
- Sợ nước do khó nuốt;
- Ảo giác;
- Cương đau dương vật;
- Sốt rét;
- Gặp ác mộng;
- Mất ngủ;
- Tê liệt một phần cơ thể.

Động vật gây bệnh dại truyền virus sang động vật khác và con người qua nước bọt sau khi cắn hoặc qua vết xước. Tuy nhiên, bất kỳ hành động tiếp xúc với màng nhầy hoặc vết thương hở cũng có thể lây lan virus.

Virus bệnh dại chỉ có thể truyền từ động vật sang người mà không theo chiều ngược lại, trường hợp lây truyền từ người sang người cũng rất hiếm. Thủ phạm phổ biến nhất gây ra bệnh dại ở người là từ vết cắn của chó.

Một khi một người đã bị cắn, virus lây lan qua thần kinh của họ đến não. Nếu vết cắn hoặc vết trầy xước ở trên đầu và cổ thì virus có thể có tốc độ lây lan đến não và tủy sống nhanh hơn. Nếu bạn bị cắn trên cổ, hãy tìm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt.

Sau khi bị cắn, virus bệnh dại lây lan qua các tế bào thần kinh tới não. Một khi đã vào trong não, virus sẽ nhân lên rất nhanh. Tình trạng này gây viêm não và tủy sống nghiêm trọng, sau đó người bệnh suy thoái nhanh chóng và chết.

Sau khi bị nhiễm virus bệnh dại, bạn có thể phải tiêm một loạt các mũi tiêm để ngăn ngừa virus này hoạt động. Dùng globin miễn dịch đặc hiệu có thể cung cấp cho bạn kháng thể chống bệnh dai ngay lập tức, giúp ngăn ngừa virus lây lan và hoạt động. Ngoài ra, việc chủng ngừa bệnh dại là chìa khóa để tránh bị bệnh. Vắc-xin bệnh dại được tiêm trong một loạt năm mũi tiêm trong 14 ngày.

Bạn nên chích ngừa bệnh dại càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cắn. Các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách rửa vết thương của bạn ít nhất 15 phút bằng xà phòng và nước, chất tẩy rửa hoặc iốt. Sau đó, họ sẽ tiêm cho bạn globin miễn dịch đặc hiệu và bạn sẽ bắt đầu phác đồ tiêm vắc-xin bệnh dại.

Sau đây là các quy tắc an toàn chung để giảm nguy cơ nhiễm bệnh dại:

- Tiêm phòng cho vật nuôi: bạn nên đưa mèo, chó và chồn sương đi chủng ngừa, ngăn ngừa chúng lây nhiễm virus bệnh dại;
- Không để vật nuôi đi lang thang: đảm bảo vật nuôi được an toàn và giám sát khi ở bên ngoài;
- Báo cáo cho chính quyền địa phương khi phát hiện động vật hoang dã;
- Không tiếp cận động vật hoang dã: động vật có bệnh dại rất có thể sẽ tấn công bạn;
- Không cho dơi vào nhà: đóng cửa nhà để ngăn ngừa dơi làm tổ. Nếu loài dơi đã có mặt, các chuyên gia có thể loại bỏ chúng một cách an toàn;
- Rửa vết thương: nếu bị động vật cắn, bạn nên rửa vết cắn và trầy xước trong 15 phút bằng nước xà phòng, ixine hoặc chất tẩy rửa povidone để giảm thiểu số lượng virus sau đó đến bệnh viện kiểm tra;
- Chủng ngừa: bạn nên tiêm vắc-xin ngừa bệnh dại nếu đi du lịch đến Ấn Độ hay Châu Phi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X