Hotline 24/7
08983-08983

Nóng trong, da khô và nổi mụn, mệt mỏi, có nên uống giải độc gan?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Tôi bị nóng trong, da khô nám và sần sùi, hay nổi mụn, cơ thể hay mệt mỏi. Vậy tôi có nên uống giải độc gan không?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Da nổi mụn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Da nổi mụn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nhiều người vẫn quan niệm da xấu và nổi mụn là do gan bị yếu,... nên tự ý sử dụng những bài thuốc mát gan. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp đa số là do da đã không được chăm sóc tốt, cụ thể có thể do vệ sinh da đúng cách, thói quen nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, các tác nhân bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm. Ngoài ra một số yếu tố khác như: yếu tố thần kinh (stress, mất ngủ...), rối loạn tiêu hoá (táo bón), ăn đồ cay nóng, uống rượu bia nhiều cũng tác hại lớn đến da.

Như vậy, nếu vấn đề da ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ gây khó chịu, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Da Liễu để được hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách và sử dụng sản phẩm phù hợp để cải thiện làn da bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Mụn là bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Những lỗ trên da được gọi là lỗ chân lông và đường dẫn chất nhờn từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ hình thành khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm. Mụn thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), có sưng tấy đỏ (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.

Một vài dấu hiệu của mụn bao gồm:

- Mụn đầu trắng - nằm trong lỗ chân lông kín;

- Mụn đầu đen - nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa;

- Mụn đỏ, viêm - nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ;

- Mụn mủ - mụn đỏ có mủ ở đầu mụn;

- Mụn bọc - mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau;

- Mụn nang - mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau.

* Nguyên nhân gây nổi mụn:

- Yếu tố bên trong:

+ Hormone
+ Strees
+ Chế độ ăn uống
+ Thiếu ngủ
+ Di truyền
+ Sự tích tụ độc tố trong cơ thể

- Yếu tố bên ngoài:

+ Vi khuẩn
+ Ánh nắng
+ Môi trường - Khí hậu
+ Mỹ phẩm

Phương pháp điều trị mụn trứng cá tuỳ thuộc vào loại mụn và tình trạng mụn của bạn nặng hay nhẹ. Đôi lúc bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị hiệu quả nhất và tránh tình trạng “lờn” thuốc do vi khuẩn trong mụn đã kháng thuốc. Bạn có thể trị mụn trứng cá bằng cách sử dụng kem dưỡng hoặc thuốc đặc trị và thuốc uống.

Mụn trứng cá của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn biết những cách cơ bản chăm sóc da và bản thân dưới đây:

- Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước (ít nhất 1.5 lít/ngày) sẽ giúp chất nhờn dưới da dễ bài tiết hơn và cải thiện tình trạng trao đổi chất trong cơ thể bạn.

- Rửa mặt nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày với sữa rửa mặt đặc trị.

- Ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ để các hormone không bị rối loạn.

- Giữ tay sạch để tránh lây vi khuẩn và chất bẩn từ tay vào mụn, khiến mụn càng tệ hơn.

- Dùng thuốc hoặc kem theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Tránh những chất gây kích ứng mụn như mỹ phẩm không hợp với da và kem che khuyết điểm. Bạn nên dùng mỹ phẩm, kem chống nắng và dầu gội đầu không chứa dầu (oil free) và trên nhãn có ghi không gây mụn.

-
Nếu bạn bị kích ứng mụn do nắng thì tốt nhất là không nên để da trần tiếp xúc trực tiếp dưới nắng. Bạn nên dùng kem chống nắng không chứa dầu. Bạn có thể hỏi dược sĩ ở tiệm thuốc hoặc bác sĩ trị mụn cho bạn để mua loại kem chống nắng phù hợp.

- Đừng tự ý nặn mụn hoặc tự lấy mủ vì rất dễ để lại sẹo hoặc làm lây lan chỗ viêm. Bác sĩ sẽ lấy mụn cho bạn khi cần.

- Gặp bác sĩ nếu mụn trở nên nặng hơn hoặc để lại sẹo dù đã được điều trị.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X