Hotline 24/7
08983-08983

Mặt nổi mụn đỏ, không đau, không ngứa, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Mặt em bỗng nổi những mụn đỏ ở 2 bên má và cằm, không đau, không ngứa, trán thì không. Liệu em bị bệnh gì ạ?

Trả lời
Nổi mụn đỏ ở má và cằm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi mụn đỏ ở má và cằm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Kiều Chinh,

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn: sự gia tăng bài tiết chất bã nhờn ở hệ thống nang lông tuyến bã, môi trường (ô nhiễm và ánh nắng mặt trời gay gắt), chế độ ăn uống sinh nhiệt (đồ biển, đồ cay, cafe, bia rượu), nghỉ ngơi không hợp lý (thức khuya), hóa chất kích ứng da (sữa rửa mặt, mỹ phẩm không phù hợp), nội tiết tố không ổn định (tuổi dậy thì, stress...) dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn ngay lỗ chân lông làm sinh mụn. Cũng có khi đây không phải là mụn mà là 1 dạng sẩn hồng ban đặc biệt, ví dụ như lupus ban đỏ hệ thống, thường tập trung dạng cánh bướm trên mặt khi tiếp xúc với ánh nắng.

Như vậy, nên khám bác sĩ Da liễu để bác sĩ thăm khám trực tiếp cho em mới chẩn đoán xác định và điều trị thích hợp. Song song đó, em cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa mặt với nước sạch khi đi ngoài đường bụi bặm về, ăn đồ nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ cay nóng và dầu mỡ, không rượu bia, không thuốc lá, không thức khuya, sống vui vẻ.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Da mặt nổi mụn đỏ kèm mụn li ti, có phải dị ứng?

>> Chăm sóc da mụn như thế nào?

Mụn sẽ nổi lên khi lỗ chân lông của bạn chứa một loại dầu, còn được gọi là bã nhờn, công dụng của nó là bôi trơn cho da và tóc. Khi tới tuổi dậy thì, một lượng lớn hormone được sản sinh dẫn tới da tiết ra bã nhờn vượt mức cần thiết và mụn trứng cá sẽ mọc lên nhiều hơn.

Để chăm sóc da mụn đúng cách, bạn nên:

- Rửa vùng da bị mụn ít nhất 2 lần/ ngày: 1 lần vào buổi sáng, lần còn lại vào buổi chiều tối lúc đi tắm hay sau khi đi học, đi làm về.
- Rửa sạch da ngay sau khi bạn vừa chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, bạn cũng chú ý vệ sinh các dụng cụ thể thao (đệm vai, dây đeo mũ bảo hiểm…) và vật dụng xung quanh thường tiếp xúc với da vì chúng có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn.

Thói quen chăm sóc da mụn đúng sẽ góp phần giúp bạn cải thiện tình trạng mụn đáng kể:

- Không chà xát da bằng khăn rửa mặt do có thể gây kích ứng da và mụn
- Cố gắng không nặn mụn
- Vệ sinh hoặc thay đổi áo gối
- Các phương pháp loại bỏ, thu nhỏ hay “làm sạch” lỗ chân lông KHÔNG được khuyến nghị

Nếu bạn có ý định sử dụng thuốc hoặc những phương pháp điều trị mụn, cũng như đang cảm thấy tình trạng mụn ngày càng nặng, hãy đến thăm khám bác sĩ da liễu để được nhận những lời khuyên về chăm sóc da mụn và phương án điều trị thích hợp với tình trạng da của bạn nhé.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X