-
Nhịp tim nhanh bất thường dù không gắng sức, bệnh gì?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Cách đây 10 năm trong 1 lần khám bệnh BS bảo em bị tim đập nhanh. Sau đó em có đi khám tim ở nhiều BV, kết quả chẩn đoán là rối loạn thần kinh thực vật, nhịp xoang nhanh 110 nhịp/phút, BS kê toa Propranolol và thuốc bổ. Bình thường nhịp tim 85-110/phút, em thấy đôi lúc chỉ hơi mệt, thở nặng chưa ngất bao giờ nên cũng không quan tâm đến điều trị. Cách đây 1 năm em bị 2 lần nhịp nhanh cách nhau 1 tháng, tự nhiên cơn nhịp nhanh lên không do vận động gắng sức, nhịp nhanh không đo nên không biết bao nhiêu, mỗi lần kéo dài 15'-30'. Sau đó em điều trị HP dạ dày thì không thấy nữa. Nhịp tim em giờ bình thường 90-100nhịp/phút, lúc hơi mệt 120-130nhịp/phút. Em thường xuyên đầy hơi, khó tiêu, trào ngược dù đã điều trị xong HP người lúc nào cũng uể oải, khiêng vật nặng thì bị choáng, ói, ho. Do tính chất công việc nên cũng ít vận động và lười vận động. Mong bác sĩ tư vấn dùm em bị bệnh tim hay do dạ dày ảnh hưởng đến tim? Em cần khám ở đâu hay xét nghiệm gì để định bệnh? Chân thành cảm ơn BS! (My Ngoc - vtmngoc…@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn My Ngoc,
Qua thư bạn gởi, chúng tôi thấy có 3 vấn đề về sức khỏe ở bạn:
1. Bạn nghi ngờ có bệnh tim khi có các triệu chứng mệt, thở nặng và nhịp tim nhanh. Bạn đã đi khám tim, đã có chẩn đoán và thuốc điều trị. Có thể bạn đã được làm xét nghiệm máu, điện tâm đồ và siêu âm tim. Tình trạng cơn nhịp nhanh xuất hiện lại gần đây, bạn có 2 cơn, mỗi cơn kéo dài 15-30 phút như bạn đã mô tả, tôi nghĩ đến bệnh cảnh của “Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất”, đó là những cơn nhịp tim nhanh xuất hiện và biến mất một cách đột ngột, bất ngờ; tần số trong cơn nhịp nhanh có thể 150-200 lần/phút.
Lời khuyên của tôi là, trong trường hợp bạn có cơn nhịp nhanh tương tự, bạn nên đến một trung tâm y tế (phòng khám) để đo điện tâm đồ (ECG). Một ECG trong cơn nhịp nhanh của bạn sẽ giúp bác sĩ tim mạch chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp. Những nguyên nhân khác của cơn nhịp nhanh của bạn có thể là: nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh xoang không thích hợp, rung nhĩ cơn…
2. Vấn đề về tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, trào ngược. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để kiểm tra tình trạng hiện tại bạn nhé!
3. Bạn đã chia sẻ rằng: Bạn ít vận động và lười vận động, tính chất công việc (văn phòng, nhiều áp lực về thời gian…). Thật vui khi bạn nhận ra vấn đề của mình. Biết là rất khó nhưng bạn hãy cố gắng thay đổi “một tí xíu” sinh hoạt hàng ngày xem thế nào nhé: Dành thời gian vận động thể lực, tập thể dục, bữa ăn đúng giờ, kiểm soát những căng thẳng… Khi bạn có lối sống quân bình, có thể bạn sẽ giải quyết được những triệu chứng (tim mạch, tiêu hóa) của mình đấy, bạn ạ.
Tóm lại, bạn nên đo một điện tâm đồ (ECG) trong lúc bạn có cơn nhịp nhanh (nếu có) và thay đổi lối sống hiện tại.
Chúc bạn khỏe!
BS. Nguyễn
Thái Bình Sơn
Phòng khám Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình