Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh bạch tạng kết hôn với người mắt kém có di truyền cho con?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Tôi bị bệnh bạch tạng, vậy khi tôi kết hôn với người không mắc bệnh nhưng lại bị khuyết tật về mắt nhìn hơi kém thì con cái sinh ra có biểu hiện giống như tôi không ạ?

Trả lời
Kết hôn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Kết hôn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bệnh bạch tạng
có nguyên nhân do đột biến gen lặn. Khi bạn có biểu hiện của bệnh tức là bạn nhận được gen bệnh từ cả cha lẫn mẹ (có 2 gene bệnh trong cơ thể).

Khi kết hôn và mang thai, bạn sẽ di truyền 1 gene này cho con, thông thường nếu chồng bạn là người khoẻ mạnh, không mang gene bệnh nào thì con sinh ra sẽ bình thường.

Trường hợp chồng bạn là người lành mang gene bệnh (chỉ có 1 gene nên không biểu hiện triệu chứng) thì em bé có 25% nguy cơ mắc bệnh. Bạn có thể tới bệnh viện để tầm soát trước sinh và trong lúc mang thai để được tư vấn và theo dõi sát hơn.

Thân mến!

Mời tham khảo thêm:



Bệnh bạch tạng được xác định là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự giảm sản xuất melanin (sắc tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt) hoàn toàn hay không hoàn toàn. Do đó những người bị bạch tạng có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Những khác biệt về ngoại hình làm cho họ bị cô lập về mặt xã hội hoặc bị phân biệt đối xử. Hầu hết họ đều rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và họ dễ có nguy cơ mắc bệnh bệnh ung thư da.

Trên thực tế, không có cách chữa cho bạch tạng nhưng những người có rối loạn này có thể thực hiện các bước để bảo vệ làn da của mình và tối ưu hóa thị lực của họ.

Các triệu chứng phổ biến của bạch tạng là:

- Da: do rối loạn sắc tố, những người bị bạch tạng có thể có màu da khác nhau, từ màu trắng sang màu nâu và họ cũng có thể có làm da giống với cha mẹ hoặc chị em ruột không bị bệnh bạch tạng. Ngoài ra trên da của người bệnh bạch tạng còn xuất hiện tàn nhang, nối ruồi (có hoặc không có sắc tố - nốt ruồi mà không có sắc tố thường màu hồng) hoặc đốm có tàn nhang lớn. Bệnh nhân bị mắc phải bệnh bạch tạng thường không có khả năng bị sạm da.

- Tóc: do rối loạn sắc tố, những người bị bạch tạng có thể có màu tóc khác nhau, từ rất trắng đến nâu. Lúc trẻ, màu tóc của họ cũng có thể là màu đen;

- Màu mắt: do rối loạn sắc tố, những người bị bạch tạng có thể có màu mắt khác nhau, từ màu xanh nhạt đến nâu và có thể thay đổi theo tuổi tác;

- Tầm nhìn: các dấu hiệu và triệu chứng của bạch tạng liên quan đến chức năng của mắt bao gồm: mắt cử động qua lại liên hồi (rung giật nhãn cầu), hai mắt không thể nhìn cùng một hướng khác (lác), cận thị hoặc viễn thị, nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhãn cầu có độ cong bất thường gây mờ mắt.

Không có cách điều trị khỏi cho bạch tạng. Điều trị bạch tạng chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn tổn hại do ánh nắng mặt trời. Điều trị có thể bao gồm:

- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: bằng cách đeo kính râm, mặc quần áo bảo vệ da khỏi tia UV, bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30;
- Khắc phục các vấn đề về thị lực bằng cách sử dụng kính phù hợp ;
- Sửa chữa các cử động mắt bất thường: bằng phẫu thuật.

Bạn có thể đối phó với bệnh bạch tạng bằng các lối sống và biện pháp khắc phục dưới đây:

- Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV;
- Quần áo bảo vệ da khỏi tia UV;
- Áp dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X