Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Ngứa rát khó chịu sau khi uống thuốc điều trị cường giáp, em phải làm sao?
Câu hỏi
Thưa BS, Em đi khám ở BV Ung bướu TPHCM về bệnh cường giáp, uống thuốc theo đơn BS kê đều đặn mỗi ngày, nay đã được 1 tuần thì bị ngứa và mẩn đỏ vùng da bị ngứa, ngứa khắp người rất khó chịu, tối em không thể ngủ được vì bị ngứa rất nhiều. BS cho em hỏi có phải tác dụng phụ của thuốc không? Em phải làm sao đây ạ?
Trả lời
Ngứa rát sau khi uống thuốc điều trị cường giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tất cả loại thuốc ít nhiều đều có tác dụng phụ và có khả năng gây dị ứng thuốc. Tuy nhiên nguy cơ tác dụng phụ thường khác nhau giữa các loại thuốc.
Đối với thuốc điều trị cường giáp có tác dụng phụ là ngứa, đỏ da, nổi ban da, sốt, rối loạn vị giác, đau khớp, sưng tuyến nước bọt, đau dây thần kinh… Ngoài ra, có hai phản ứng phụ khá nguy hiểm là viêm gan và giảm bạch cầu. Đa số các trường hợp phản ứng phụ của thuốc xảy ra sớm khi mới bắt đầu dùng thuốc, tùy vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng bác sĩ có thể quyết định ngưng thuốc, giảm liều hay có thể cho tiếp tục dùng.
Khi sử dụng thuốc bị ngứa, ngửa chủ yếu vào ban đêm và không có sang thương da thì bạn cần quay lại tái khám để BS điều chỉnh lại liều thuốc. Nếu xác định do dị ứng sẽ có phương án đổi phác đồ điều trị bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp. Cường giáp là một căn bệnh phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị cường giáp cao gấp 3 lần nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng bệnh sẽ ít thể hiện thành triệu chứng hơn ở người cao tuổi. Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh cường chức năng tuyến giáp: - Bảo vệ mắt của bạn nếu bạn có những biến chứng về mắt do bệnh Grave. Sử dụng kính chống mắt và nước mắt nhân tạo và đeo dụng cụ bảo vệ mắt vào ban đêm; - Lưu ý rằng phóng xạ i-ốt không nên được sử dụng trong thai kì. Điều này có thể ảnh hưởng đến em bé; - Nhận biết rằng việc điều trị hiệu quả nghĩa là bạn cần phải chăm sóc lâu dài. Bác sĩ phải kiểm tra sự mạnh lên của tình trạng nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) sau điều trị và nguy cơ tái phát của bệnh cường giáp; - Đi khám bác sĩ nếu bạn có nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc tay chân run; - Gọi cho bác sĩ nếu bạn bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng; - Không tập thể dục cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát; - Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể làm các vấn đề về mắt trở nên xấu đi; - Nhớ rằng các biến chứng của phẫu thuật có thể bao gồm tê liệt dây thanh âm, nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) và các vấn đề về canxi. Các vấn đề về canxi có thể xảy ra nếu các tuyến cận giáp vô tình bị loại bỏ; - Nhớ rằng bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật ở 10% đến 15% bệnh nhân. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình