Hotline 24/7
08983-08983

Nếu em có ít vi trùng lao thì có cần ăn bát đũa riêng, dùng đồ cá nhân riêng không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em ho nhiều, đi khám ở bệnh viện, BS làm xét nghiệm đàm, thử máu, chụp X-quang. Kết quả: - máu: BT - đàm: không có vi trùng lao - phổi P: thâm nhiều chỗ rồi cho em thuốc về nhà uống trong 1 tuần thì em hết ho hẳn, cơ thể khỏe hơn. Em đi tái khám và làm xét nghiệm 1 lần nữa thì kết quả vẫn như cũ. BS kết luận em bị lao phổi và cho điều trị bằng 2 loại thuốc Turbezid và Ethambutol. Phân loại bệnh của em là: lao phổi AFP (-), là sao vậy BS? Em muốn hỏi BS kết luận vậy có đúng không? Nếu em bị lao thật vì em nghe nói vì số lượng vi trùng lao ít nên sẽ ít lây lan. Vậy em có cần ăn bát đũa riêng, dùng đồ cá nhân riêng không? Em còn có con nhỏ nên em sợ lắm. Cảm ơn BS nhiều lắm! (My Tran - Q. Thủ Đức, TPHCM)

Trả lời

Chào em,

 

Để chẩn đoán lao phổi AFB (-), bệnh nhân phải thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

 

+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính qua 2 lần khám mỗi lần xét nghiệm 03 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên phim X-quang phổi và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.

 

+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính nhưng nuôi cấy dương tính.

 

Trên một bệnh nhân lao phổi thực sự, kết quả xét nghiệm soi tìm vi khuẩn lao (BK) trực tiếp trong đàm có thể âm tính (gọi là AFB (-)) do một số sai sót trong quá trình xét nghiệm.

  

Em đang được BS chỉ định sử dụng phác đồ điều trị gồm 4 loại thuốc EHRZ (viết tắt của các thuốc Ethambutol, Isoniazide, Rifampcine, Pyrazynamide). Phác đồ điều trị này thông thường kéo dài 8 tháng gồm: 2 tháng tấn công 4 thứ thuốc trên và 6 tháng củng cố dùng 2 thứ H và E.

 

Vi khuẩn lao lây qua đường hô hấp. Người bệnh lao phổi khi ho, hắt hơi, khạc đàm (đờm) làm văng ra những hạt nước bọt nhỏ li ti có mang theo vi khuẩn lao và bay lơ lửng trong không khí. Do vậy, vấn đề chính là bệnh nhân lao cần biết điều này để hạn chế lây lan cho mọi người xung quanh. Cụ thể là:

 

- Nên dùng khăn giấy che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, sau đó bỏ khăn giấy đã dùng vào giỏ rác.

 

- Nếu dùng tay che miệng, mũi thì phải rửa tay (sau đó phải rửa tay bằng nước và xà phòng hay dung dịch sát khuẩn có chứa cồn).

 

- Hạn chế tối thiểu việc tiếp xúc gần với mọi người xung quanh (dưới 0,5m), nhất là với trẻ em, nếu phải tiếp xúc, nên đeo khẩu trang (nhất là 2-3 tháng đầu điều trị giai đoạn tấn công).

 

Vì bệnh lao lây qua đường hô hấp chứ không phải đường ăn uống (tiêu hóa) nên em không cần dùng đồ cá nhân riêng. Nhưng nếu em cẩn thận thì càng tốt.

 
AloBacsi rất mừng vì em được một BS vững tay nghề điều trị cho em, hãy yên tâm điều trị theo phác đồ của BS nhé!
 

Chúc em mau lành bệnh!

 

 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X