Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Mệt mỏi, dễ cáu gắt, cảm thấy tuyệt vọng... AloBacsi ơi?
Câu hỏi
Xin chào BS, Từ khi học lớp 12 (năm 2011), cháu hay có suy nghĩ về cái chết, cảm thấy tuyệt vọng. Bản thân không thấy tự tin về mọi thứ, từ học tập đến sở thích, cũng không chắc mình cần gì, liên tục có xích mích gia đình. Tháng 3/2013, cháu đã uống thuốc để tự tử và không có tình trạng gì xảy ra. Tuy nhiên đến hôm nay, cháu vẫn liên tục nghĩ về cái chết và cố thử vài lần. Cháu mất phương hướng, thấy tuyệt vọng về tương lai. Trạng thái người mệt mỏi - đau nhức vai, thỉnh thoảng tức ngực, dễ cáu gắt, đau đầu. Tuy bình thường cháu cũng thích ngủ và ăn thật, nhưng kể từ khi có tình trạng này, cháu ngủ nhiều hơn mức bình thường, có hôm khoảng 12-13 tiếng 1 ngày, ăn cũng nhiều hơn. Năm 12 là năm quan trọng nên cháu cũng đã muốn đi BS tâm lý nhưng mẹ cháu cản, chỉ cho rằng cháu quá nhạy cảm, đi khám là phí tiền. Trừ việc thấy tuyệt vọng về tương lai, thì hiện tại nếu ai hỏi cháu thấy thế nào, cháu đều thấy trống rỗng, như bản thân vô cảm vậy. Cháu thấy bản thân mình vô dụng bất tài, không đáng có mặt trên đời nữa. Sức khỏe cũng giảm sút hẳn, hay đau đầu, đau lưng, đau nhức vai cũng nhiều hơn. Hiện tại cháu sắp ra trường, nhưng bản thân thấy mình non kém nên chưa muốn đi làm, muốn đi học thêm. Nhưng gia đình lại bắt ép cháu liên tục giảm cân và nhắc đến việc đi làm vào mỗi khi cháu nói về chuyện gì đó. Ngoài việc sức khỏe giảm, dạo gần đây cháu còn có xu hướng không muốn làm gì, kể cả việc đi học, thậm chí còn muốn nhốt bản thân ở nhà, không tiếp xúc với ai. Hiện tại, do xích mích gia đình ngày càng nhiều, không còn tiếng nói chung, nên việc chia sẻ lại càng khó. Cháu hi vọng BS có thể cho biết cháu bệnh như thế nào? Điều trị ra sao và mức chi phí để cháu chuẩn bị. Cháu thực sự mệt mỏi lắm. Cháu cảm ơn BS! (Huy Yến, 22 tuổi - TPHCM).
Trả lời
Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân và muốn tìm cách thoát ra. Tôi cho rằng em thật sự có nhiều dấu hiệu của bệnh trầm cảm, chứ không chỉ đơn thuần là “quá nhạy cảm” như mẹ em nghĩ. Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm: người bệnh có biểu hiện ≥ 5 các triệu chứng sau đây trong khoảng thời gian hai tuần.
Ít nhất một trong các triệu chứng phải là một tâm trạng chán nản, thất thoát một quan tâm hay niềm vui. Các triệu chứng có thể dựa vào cảm xúc của riêng bản thân hoặc có thể dựa trên các quan sát của người khác. Chúng bao gồm:
Suy yếu tâm trạng nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc rơi lệ (ở trẻ em và thanh thiếu niên, tâm trạng chán nản có thể xuất hiện như là khó chịu liên tục).
Giảm hoặc cảm thấy không có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày.
Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân vượt trội khi không có bệnh lý khác gây tăng cân đi kèm.
Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày.
Bồn chồn hoặc làm chậm lại hành vi có thể được quan sát bởi những người khác.
Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày.
Cảm xúc của vô dụng hoặc quá nhiều tội lỗi không thích hợp hoặc gần như mỗi ngày.
Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày.
Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử.
Khi em thực sự có bệnh trầm cảm, em cần được khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để BS kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Chuyên viên tâm lý không kê thuốc điều trị tâm thần được. Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, BS Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ...
Chỉ có thuốc điều trị trầm cảm kèm tư vấn tâm lý, thay đổi lối sống và môi trường mới giúp người bệnh vượt qua khó khăn, ổn định lại tình trạng tăng cân, rối loạn giấc ngủ và tránh dẫn đến việc tự tử, em nhé.
Ở TPHCM, một số trung tâm có
chuyên khoa Tâm thần mạnh là BV Nguyễn Tri Phương, BV Đại học Y dược TPHCM, BV
Nhân dân 115...
Chi phí thì cũng không cao lắm (không đến nỗi vài chục triệu) và có thể sử dụng BHYT, em nhé.
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình