Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Mẹ em bị sỏi gan, sỏi bàng quang và nổi hạch ở bẹn thì khám ở chuyên khoa nào?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Mẹ em năm nay 45 tuổi, mẹ em cắt sỏi túi mật cách đây 2 năm. Vừa qua mẹ em đi khám siêu âm chẩn đoán bị sỏi gan và sỏi bàng quang. Em xin bác sĩ cho em biết phương pháp hay có loại thuốc nào trị tan sỏi không ạ? Và sỏi ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ em không? Ngoài ra em muốn hỏi thêm chương trình và các bác sĩ là mẹ em nổi hạch to ở bẹn chân lâu lâu mới đau, sờ được và hạch di chuyển hạch dưới da dược, hạch mềm. Bác sĩ cho em biết mẹ em phải bị bướu chân không ạ, có ảnh hưởng sức khỏe của mẹ em không? Và cách điều trị ra sao? Nếu đi khám thì khám tại bệnh viện nào ạ? Em rất mong nhận được hồi âm của chương trình. Em xin chân thành cám ơn! (Hang Bui - thienthan…@gmail.com)
Trả lời
Chào em,
Sỏi mật có thể ở túi mật, ống mật chủ, trong gan. Sỏi mật có 2 loại là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Nguyên nhân tạo sỏi mật do ứ trệ dịch mật, nhiễm ký sinh trùng, giun chui lên ống mật, ăn nhiều mỡ động vật, người dùng nhiều estrogen, sinh đẻ nhiều, béo phì…
Sỏi mật có thể gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật cấp, thấm mật phúc mạc... Ứ mật lâu ngày có thể gây xơ gan.
Điều trị bằng các thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc làm tan sỏi mật (ursovan, actigall), thuốc lợi mật (chophytol, artiso)... Nếu không tan sỏi có thể phẫu thuật tán sỏi qua da, lấy sỏi qua nội soi ngược dòng.
Em nên cho mẹ khám chuyên khoa Tiêu hoá để bác sĩ chỉ định điều trị thích hợp.
Sỏi bàng quang có thể do sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống bàng quang hoặc do sỏi sinh ra tại bàng quang. Sỏi nằm lại trong bàng quang làm niêm mạc bàng quang bị tổn thương, lâu dần gây viêm loét niêm mạc bàng quang. Bệnh nhân đi tiểu rất nhiều lần, mỗi lần chỉ được ra ít, đôi khi không tiểu được, tiểu buốt nhiều, có tiểu ra máu cuối dòng.
Sỏi bàng quang nhỏ có thể điều trị kháng sinh chống viêm, giảm đau, giãn cơ trơn để bệnh nhân tiểu ra sỏi. Sỏi lớn hơn có thể dùng phương pháp tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser... để sau đó tiểu ra ngoài. Cần phải mổ đối với sỏi quá to, hay có kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang.
Em nên cho mẹ khám chuyên khoa Tiết niệu để bác sĩ chỉ định điều trị.
Theo em mô tả, mẹ em có thể bị hạch ở vùng bẹn, nhưng em không cho biết hạch xuất hiện bao lâu, kích thước to nhỏ, còn hạch ở nơi nào nữa không, vùng chân bên nổi hạch có bị vết thương gì không...
Em nên cho mẹ đi khám khoa Nội tổng quát ở các bệnh viện, bác sĩ khám trực tiếp mới có chẩn đoán chính xác và điều trị nhé.
Thân mến!
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình