Hotline 24/7
08983-08983

Mề đay kéo dài ở trẻ phải làm sao?

Câu hỏi

Bác sĩ cho hỏi về dị ứng, mề đay kéo dài ở trẻ 2 tuổi. Bé bị đã 2 tháng rưỡi 
Bé nhà em 2 tuổi, bị dị ứng mề đay từ đầu tháng 9 tới giờ:
- Lúc đầu bé chỉ bị 1 vài chấm đỏ nhỏ trên mặt trên cổ, nếu bị vào buổi tối ngủ qua đêm là hết
- Sau đó bị lác đác vài chấm nhỏ tới bụng, tay chân, nhưng cũng không gây khó chịu gì cho bé, chỉ vài giờ sau sẽ lặn
- Sau 2 tuần thì các nốt đỏ nhiều hơn, và có gây khó chịu một chút cho bé, 25/09 nhà cho bé đi khám ở bệnh viện Nhi đồng Thành phố, BS cho uống thuốc Rutantop + thuốc bôi Atopalm 1 tuần, khi có thuốc thì không nổi nữa.
- Hết 1 tuần thuốc, ngừng thì lại nổi 30/09 nhà cho đi khám ở PK 315 bác sĩ cho uống clorpheniramin 4mg, ngày 1 lần - mỗi lần nửa viên trong 2 ngày, có thuốc thì không nổi đỏ nữa. Sau hết thuốc 02/10 đi tái khám ở PK 315 bác sĩ nói cần phải tìm nguyên nhân gây dị ứng như thức ăn, bụi bẩn. Có làm xét nghiệm làm dị nguyên cũng chỉ được 20 - 30 loại phổ biến thôi.
- Sau đó thì bé nổi rất nhiều, như bông hoa nở ở bụng lưng. 10/10 nhà lại cho đi khám ở Nhi đồng thành phố bs cho uống 1 tuần desloratadine 2.5mg (2 lần/ngày) + Sovepred 5mg (2 viên/ngày) + Montelukast (4mg/tối). Bác sĩ có nói là bệnh này chỉ điều trị triệu chứng thôi chứ không trị triệt để cho nên cho dù có biết dị nguyên từ đâu thì mình cũng chỉ trị triệu chứng và tránh dị nguyên thôi, nên chưa cần xét nghiệm.
Uống được 5 ngày bé rất ổn, nên nhà ngưng 2 ngày rồi 17/10 đưa bé đi tái khám, bác sĩ nói đỡ rồi thì chỉ cần uống desloratadine ngày 1 lần và uống thêm montelukast 1 tuần nữa. Nếu bị nhẹ thì uống desloratadine, nặng nở hoa thì đi tái khám.
- Sau khi hết montelukast nhà vẫn cho bé uống desloratadine ngày 1 lần thêm 2 tuần và bé ổn, có nổi đỏ nhưng rất ít và sẽ hết.
- Các đây 4 ngày từ 5/11 có ngưng thuốc hẳn cho bé, bé có nổi đỏ nhưng ít và không gây khó chịu gì nhưng sáng hôm nay lại nổi lên rất nhiều, có ngứa.
Xin BS tư vấn cháu chân thành cảm ơn ạ!
(Lại Trang - laitr...@gmail.com)

Trả lời

Nổi mề đay ở trẻ nhỏ có thể do nhiều tác nhân gây nên, điển hình như dị ứng, do côn trùng cắn, hay nhiễm khuẩn da…

Chào bạn,

Mề đay dị ứng không hiếm gặp, cứ 100 người thì có 15-20 người từng mắc bệnh và khả năng tái phát nhiều lần trong suốt cuộc đời.

Nếu trong gia đình bạn có người thân đã mắc mề đay, đặc biệt là những người có huyết thống như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em thì khả năng mắc bệnh này sẽ cao hơn so với những người bình thường.

Mề đay có rất nhiều nguyên nhân, cả những yếu tố bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể. Thường gặp nhất là do dị ứng, bao gồm dị ứng thời tiết, dị ứng lông vật nuôi, dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, dị ứng mỹ phẩm...

Mề đay có thể xuất hiện sau khi bị một số loại côn trùng cắn đốt, do vòi chích có chứa chất độc nên có thể gây phản ứng da nặng, thậm chí là gây khó thở, tụt huyết áp nguy hiểm. Nhiễm một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng, virus, các loại giun khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra hiện tượng mề đay...

Nếu không tìm được nguyên nhân gây dị ứng để phòng tránh, gia đình nên đưa bé đi khám chuyên khoa Miễn dịch – dị ứng hoặc Da Liễu để BS hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bạn nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X