Hotline 24/7
08983-08983

Luôn lo sợ sắp chết, khó thở, tim đập nhanh, làm sao bắt nhịp cuộc sống?

Câu hỏi

BS ơi, Sau 1 lần nằm mơ gặp ác mộng con bị sợ hãi tột độ. Trước khi nằm mơ con có uống nhiều bia, sau đó cơ thể rất mệt, toàn thân rã rời cả. Sau đó con cứ lo lắng có người âm theo vì vai con rất nặng. Con đi thầy lại phán có người âm theo nên lại càng thêm lo lắng. Tình trạng lo lắng kéo dài đến 2 tháng và thời gian đó con không hề có suy nghĩ gì lạ thường. Có vài lần đi chơi cùng bạn con bị lo lắng dẫn đến khó thở, tim đập nhanh. Con nhanh chóng vào viện cấp cứu thì chụp xquang và điện tim nhưng không có kết quả gì bất thường mặc dù con đã đi khám lại rất nhiều lần. Gần đây con có suy nghĩ lo sợ mình sắp chết, sẽ lại không thở nổi. Con cứ ráng thở như kiểu sắp hết thở được. Tầm nhìn con không còn rộng, cảm thấy mọi thứ bên ngoài đều lạ lẫm, không cảm nhận đúng nữa. Con đến BV Tâm thần và được đoán bệnh là rối loạn lo âu. Ban đầu con uống thuốc rất ổn, không bị mất ngủ thậm chí ngủ rất ngon, nhưng BS cho con liều thuốc ngủ mạnh, nên sáng tay chân bị run và bị nặng đầu. Gia đình thấy con run lại tức tốc đưa con lên lại bệnh viện, BS đổi thuốc nhẹ lại thì con chỉ hết lúc uống thuốc, còn hết thuốc thì con lại tiếp tục lo lắng, cảm nhận bên ngoài lạ lẫm. Con có hỏi thăm nhưng BS kiệm lời lắm nên con lại thêm lo lắng. Con không có ý định tự tử và ngủ rất ngon mặc dù ban đầu nhắm mắt con lại suy nghĩ mình sắp chết. Con không biết là giờ bệnh nặng hay nhẹ và có chữa khỏi hay không? Con chán ăn nên giờ sụt cân rất nhiều, những bất thường trên cơ thể con đều để ý không như ngày xưa đều bỏ qua. Giờ con có cơ hội hoà nhập lại với xã hội không và chữa tầm bao giờ thì hồi phục? Con mong sớm nhận được sự tư vấn của BS. Con xin cám ơn! (Tuyết Kha - khadin…@gmail.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Lo âu là một cảm giác rất quen thuộc, vì thế chúng ta thường có xu hướng coi thường những tác động của nó lên chất lượng cuộc sống. Đối với tình trạng lo âu ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với những trường hợp mãn tính, nghiêm trọng và dẫn đến suy nhược sẽ cần được điều trị bằng thuốc kết hơp với tâm lý trị liệu.

Việc kết hợp cả hai phương pháp sẽ đem lại những lợi ích cộng hưởng. Rất nhiều thuốc chống lo âu có tác dụng an thần nên sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra còn có thể có một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, giảm trí nhớ, buồn bã, tăng/giảm cân, khó chịu đường tiêu hóa… Các tác dụng phụ này sẽ giảm và mất đi khibác sĩ điều chỉnh liều thuốc vì thế bạn tuyệt đối không nên tự ý dừng thuốc.

Hãy luôn kiên nhẫn với việc điều trị vì tốc độ đáp ứng còn tùy thuộc vào từng cá nhân, nhưng để đánh giá thuốc có tác dụng thật sự phải cần ít nhất 8 tuần. Việc trước đây điều trị cho hiệu quả tốt là một kết quả đáng mừng.

Trong quá trình dùng thuốc, bạn hoàn toàn có thể tái hòa nhâp với cộng đồng và thực hiện những công việc mình yêu thích. Nếu chưa sẵn sàng, bạn nên tìm tới một bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm, vì đây là một phương pháp điều trị cực kì hữu hiệu, hỗ trợ rất nhiều cho việc dùng thuốc bạn nhé!

Thân mến!

AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí

XEM THÊM:
>>>  Tư vấn trực tuyến: Rối loạn lo âu - trầm cảm, làm sao điều trị?

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X