Hotline 24/7
08983-08983

Khô miệng vào buổi sáng là triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em thường có cảm giác khát khô miệng vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy. Xin hỏi đây có thể là triệu chứng của bệnh gì ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Khô miệng vào buổi sáng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khô miệng vào buổi sáng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Triệu chứng khô miệng vào buổi sáng khi ngủ dậy có thể do thiếu nước, mất nước do ngủ mở miệng để thở, nhiệt độ phòng hanh khô hoặc quá lạnh, hoặc do do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản trong đêm...

Với tình trạng này, em khám chuyên khoa Tai Mũi Họng là phù hợp nhất để bs tầm soát nguyên nhân mà có hướng xử trí thích hợp cho em.

Song song đó, em chú ý uống thêm nước trước khi ngủ để tránh mất nước (uống nhiều quá thì sẽ dậy nửa đêm đi tiểu), không để quạt thổi vào đầu mặt, tránh để nhiệt độ phòng quá lạnh, giữ ấm hầu họng, có thể ngủ đầu hơi cao 1 chút, trong ngày nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh hoa quả, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Khô miệng vào buổi sáng do nhiều nguyên nhân:

- Nếu khô miệng xảy ra bình thường thì nên nhờ người kiểm tra xem trong khi ngủ bạn có hay mở miệng để thở không.

Nếu là thói quen thì có thể khắc phục được. Ngoài ra, nếu thêm cả ngáy thì có thể là do cấu tạo cơ mũi (vách ngăn mũi bị lệch).

Do bị cảm, dị ứng mũi dẫn đến nhiều nhầy mũi khó thở buộc bạn phải thở bằng miệng.

- Uống quá nhiều rượu vào buổi tối dẫn đến cơ thể bị khử nước. Đây là lý do khiến bạn cảm thấy khô rát miệng, họng và buổi sáng hôm sau.

- Do axit trong dạ dày quá nhiều hoặc bạn mắc bệnh trào ngược axit. Tuy nhiên cũng có thể bạn không mắc bệnh về dạ dày nhưng ăn tối quá muộn hay thức ăn chứa nhiều axit cũng là nguyên nhân gây khô miệng.

- Thời tiết mùa hè quá nóng cũng gây ra tình trạng khử nước trong cơ thể và để bù đắp thì con người trung bình cần 7 - 9 cốc nước mỗi ngày. Nếu không cung cấp đủ nước thì cơ thể bị khử nước nặng, không được bù đắp sẽ gây khát, khô miệng.

- Có rất nhiều loại thuốc gây ra hiện tượng mất nước và làm khô miệng như thuốc chữa suy nhược hay thuốc chữa bệnh mất ngủ.

- Stress khiến bạn lo lắng, mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ… cũng dẫn đến tình trạng thiếu nước trong cơ thể.

Một số cách giải quyết như sau:

- Không nên uống nhiều rượu vào buổi tối, thay vào đó là một cốc nước nhỏ trước khi đi ngủ. (Nếu thận của bạn làm việc tốt và không phải thức dậy nửa đêm để đi tiểu). Nếu không thì tăng lượng nước uống vào ban ngày để bù lượng nước bị mất đi.

- Kiểm tra loại thuốc bạn đang dùng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu chúng làm bạn khô miệng thì đổi loại thuốc khác có được không.

- Để tránh bị stress bạn cần thay đổi lối sống và cố gắng làm giảm áp lực công việc bằng các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí…

- Trong trường hợp bị khô miệng do cấu tạo cơ mũi thì điều quan trọng là phải tìm cách giải quyết nó và tốt nhất là đến bác sĩ để được tư vấn khám chữa bệnh.

Kẹo cho cảm giác mát lạnh (như kẹo chứa bạc hà…) không phải là cách giải quyết cho bạn, ngược lại chúng có thể dẫn đến mất nước khiến tình trạng khô miệng, họng còn nặng thêm.

- Rối loại dạ dày hoặc bệnh trào ngược axit thì cần điều chỉnh giấc ngủ sao cho phù hợp và yên tĩnh. Trong trường hợp khác như về thức ăn hay lối sống làm tăng lượng axit trong dạ dày thì bạn nên thay đổi chúng.

- Điều quan trọng là uống nước đầy đủ và uống khoảng 2 - 3 cốc nước (nếu có thể) trước khi ngủ để tránh mất nước ban đêm. Mùa hè tránh để quạt chiếu thẳng vào người dễ gây khô miệng, nặng hơn là viêm họng, đau rát họng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X