Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào được coi như khỏi hoàn toàn giang mai?

Câu hỏi

Tôi năm 2021 đi khám sức khỏe thì bị phát hiện bệnh Giang Mai. Sau khi điều trị ở bệnh viện Da Liễu thì chỉ số PRP: WR. chỉ số TPHA: dương tính.

Xin hỏi tôi đã khỏi bệnh chưa, có còn khả năng lây nhiễm cho vợ không? Năm 2022 Khi tôi làm hồ sơ khám sức khỏe ở bệnh viện Giao Thông Vận Tải TPHCM để đi tàu biển, thì bác sĩ ở đây nói tôi dương tính (positive với VDRL ) và đóng dấu tôi không đủ sức khỏe để làm việc trên biển? 

Vậy tôi cần phải chích thuốc hoặc uống thuốc gì để xét nghiệm VDRL negative? Và nếu không có cách nào để VDRL hết positive thì coi như tôi mặc dù không có khả năng lây nhiễm cho đồng nghiệp nhưng vẫn bị cấm lên tàu?

(Tấn Phong Nguyễn -  nguyentan...@gmail.com)

Trả lời

Giang mai không phải là căn bệnh mới nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết đến. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm đối với tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân

Chào bạn,

Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xét nghiệm máu chẩn đoán giang mai gồm nhiều loại, được phân loại thành 2 nhóm chính:

- Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu (Non – Treponema test) bao gồm:VDRL (Venereal Diseases Research Laboratory) và RPR (Rapid Plasma Reagin).

- Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu (Treponema test) bao gồm: TPHA (Treponema pallidum haemagglutination assay)/TPPA (Treponema pallidum passive particle agglutination), FTA-abs (xét nghiệm hấp thụ kháng thể Treponema huỳnh quang), EIA (xét nghiệm miễn dịch enzym)...

Thời gian xuất hiện các kháng thể này trong máu sau 3-4 tuần kể từ thời điểm nhiễm trùng ban đầu. Khi được điều trị đúng phác đồ, hầu hết các bệnh nhân mắc giang mai nguyên phát đều có RPR/VDRL âm tính trong vòng 1 năm.

Thời gian điều trị càng sớm thì nồng độ kháng thể trong huyết thanh về âm tính càng sớm.

Khoảng 20% bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn muộn thì nồng độ huyết thanh sẽ không giảm dần trong vòng 1 năm và khả năng xuất hiện âm tính giả và dương tính giả rất cao.

tính giả có thể gặp trong các trường hợp nhiễm các vi khuẩn họ Treponema không phải Treponema pallidum, tình trạng tổn thương mô hoặc da do vius hoặc vi khuẩn, bệnh lao, viêm gan, HIV, bệnh thấp khớp, bệnh tự miễn.

Đặc biệt dương tính giả có thể xảy ra ở các bệnh nhân khỏe mạnh sau khi tiêm chủng vắc xin thủy đậu, phụ nữ có thai hoặc ở người già.

Việc chẩn đoán giang mai cần nhiều thông tin tổng hợp từ: bệnh sử, lâm sàng, cận lâm sàng.

Các xét nghiệm cũng cần phối hợp nhiều phương pháp mới có thể khẳng định là đã khỏi bệnh hay chưa, có cần điều trị lại, có tái nhiễm hay là do kháng thể vẫn còn dương tính giả sau điều trị.

Do đó, bạn nên tới khám tại bệnh viện chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm để các BS đánh giá, làm đầy đủ các xét nghiệm xác định tình trạng bệnh và giải thích cụ thể bạn nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X