Hotline 24/7
08983-08983

Kết quả xét nghiệm máu của cháu có mắc bệnh gì không?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu 31 tuổi, nặng 63kg, cháu đi xét nghiệm máu có kết quả thế này. Vậy cháu bị bệnh gì?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Kết quả xét nghiệm do bạn đọc cung cấp
Kết quả xét nghiệm do bạn đọc cung cấp
Chào em,

Kết quả xét nghiệm máu có số lượng bạch cầu, tiểu cầu bình thường, số lượng hồng cầu tăng và MCV, MCH giảm gợi ý có bệnh lý di truyền về máu (Thalassemia). Tuy nhiên, bất thường này không làm thiếu máu, không ảnh hưởng đến sức khoẻ chung và không cần điều trị.

Nếu muốn tìm hiểu thêm và xác định đặc điểm di truyền của bệnh này, em nên khám chuyên khoa Huyết học để bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán bệnh em nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

>> Kết quả điện di huyết sắc tố của tôi có thể hiện bệnh Thalassemia?

Thalassemia là một rối loạn về máu mà cơ thể tạo ra một dạng hemoglobin bất thường, một loại phân tử protein trong hồng cầu vận chuyển oxy. Rối loạn này là kết quả của sự phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, một tình trạng trong đó cơ thể bạn không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh bình thường.

Thalassemia là bệnh di truyền, có nghĩa là ít nhất một trong bố hoặc mẹ phải là người mang bệnh, do một đột biến di truyền hoặc một tình trạng xóa bỏ một số đoạn gen là nguyên nhân quan trọng.

Hai dạng bệnh Thalassemia chính là alpha-thalassemia và beta-thalassemia. Trong alpha-thalassemia, ít nhất một trong số các gen alpha globin có đột biến hoặc bất thường. Trong bệnh beta-thalassemia, gen beta globin bị ảnh hưởng.

Bệnh thalassemia là một tình trạng xảy ra khi có bất thường hoặc đột biến ở một trong các gen liên quan đến việc sản xuất hemoglobin. Bạn nhận khiếm khuyết di truyền này từ bố hoặc mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ.

Nếu chỉ có bố hoặc mẹ của bạn là người di truyền bệnh thalassemia, bạn có thể phát triển một dạng bệnh được gọi là thalassemia thể nhẹ.

Nếu cả bố lẫn mẹ của bạn là người mang bệnh thalassemia, bạn sẽ có nguy cơ mắc một dạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Tùy theo loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh, phương pháp điều trị thalassemia sẽ được xác định. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn một quá trình điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

Một số phương pháp điều trị được sử dụng bao gồm:

- Truyền máu
- Cấy ghép tủy xương (BMT)
- Thuốc và các chất bổ sung
- Có thể phẫu thuật để loại bỏ lá lách hoặc túi mật.

Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên uống vitamin hoặc các chất bổ sung chứa sắt. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn cần truyền máu. Những người được truyền máu sẽ nhận thêm chất sắt mà cơ thể không thể dễ dàng tiêu thụ được. Sắt có thể tích tụ trong mô, gây tử vong.

Bạn cũng có thể cần phương pháp điều trị chelation nếu bạn đang được truyền máu. Điều này thường liên quan đến việc tiêm một chất hóa học liên kết với sắt và các kim loại nặng khác. Điều này giúp loại bỏ chất sắt ra khỏi cơ thể.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tránh sự dư thừa hàm lượng sắt trong cơ thể. Trừ khi bác sĩ khuyến cáo, bạn không dùng các loại vitamin hoặc các chất bổ sung có chứa sắt.

- Có một chế độ ăn uống lành mạnh. Có một chế độ ăn uống cân bằng chứa nhiều thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tăng năng lượng của bạn. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên bổ sung axit folic để giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Ngoài ra, để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh, đảm bảo chế độ ăn uống có đầy đủ canxi và vitamin D. Hãy hỏi bác sĩ những bổ sung thích hợp cho bạn và liệu bạn có cần phải bổ sung hay không.

- Tránh nhiễm trùng. Bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên và tránh những người bị bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn phải cắt bỏ lá lách. Bạn cũng cần tiêm phòng cúm hàng năm cũng như các loại vắc-xin bệnh viêm màng não, viêm phổi và viêm gan B để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu bạn bị sốt hoặc có các dấu hiệu và triệu chứng khác của nhiễm trùng, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X